Lá dứa – Đặc điểm, công dụng trong chế biến món ăn
26/05/2023
1. Đặc điểm của lá dứa Lá dứa hay còn gọi là lá dứa nếp là một loài thực vật thân thảo mọc thành từng bụi lá có hình dài, hẹp, thẳng như lưỡi gương. Mỗi bụi có chiều cao khoảng 30-50 cm, lá có màu xanh thẫm và bóng ở mặt trên, mặt dưới …
1. Đặc điểm của lá dứa
Lá dứa hay còn gọi là lá dứa nếp là một loài thực vật thân thảo mọc thành từng bụi lá có hình dài, hẹp, thẳng như lưỡi gương. Mỗi bụi có chiều cao khoảng 30-50 cm, lá có màu xanh thẫm và bóng ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn và không có gai. Nhờ mùi thơm đặc trưng lá dứa thường được sử dụng nhiều trong các món bánh, kẹo, pha trà….
Cây lá dứa thân thảo khác với cây dứa là cây cho quả khóm, quả có nhiều mắt và gai người dùng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
2. Công dụng của lá dứa
Lá dứa có nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt trong chữa trị và cải thiện nhiều bệnh như thanh nhiệt cơ thể giúp lợi tiểu, giúp hạ đường huyết rất tốt cho người tiểu đường, trị giàu, loại bỏ cảm giác lo lắng, cho cảm giác ăn ngon miệng hơn…..
3. Cách dùng
Lá dứa khi mua về phải rửa sạch để loại bỏ bụi và chất bẩn, sau đó có thể dùng tươi để chế biến thức ăn hoặc làm thuốc. Có thể phơi khô lá dứa để bảo quản hoặc xay nhuyễn để tiện sử dụng
4. Những lưu ý khi sử dụng lá dứa
Chọn mua những ở những nơi uy tín trước khi sử dụng phải rửa lá thật sạch.
Lá dứa có tác dụng làm hạ đường huyết nên người huyết áp thấp không nên sử dụng quá nhiều trong ngày.
Những bài thuốc từ lá dứa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Đồng thời khi sử dụng để trị bệnh người dùng cần kiên trì vì tác dụng của bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Tham khảo thêm công thức món ngon được chế biến từ lá dứa từ chương trình Món Ngon Mỗi Ngày.