Vào những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức thế này, điều Mẹ lo ngại nhất chính là thực phẩm dự trữ của Mẹ dễ bị hư hỏng. Thế thì phải làm cách nào đây Mẹ nhỉ?
Để hiểu rõ hơn về cách bảo quản thực phẩm đúng cách trong mùa nắng nóng, Mẹ hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày học nhanh cách quản 15 loại thực phẩm thường có ở nhà để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình nhé!
| 1. Chuối Đối với chuối xanh, Mẹ chỉ cần để nơi thông thoáng là chuối có thể tự chín. Trường hợp Mẹ đặt chuối trong trong tủ lạnh, trong vòng một hoặc hai ngày chuối sẽ bị thâm và đổi màu đen. Tình trạng tương tự cũng xảy ra nếu cho chuối vào tủ đá. Nếu chuối chín ăn không kịp, Mẹ có thể bóc vỏ chuối, nhúng ruột chuối vào nước chanh (để giữ màu và kết cấu), và đặt chúng vào tủ đá. Lúc này, Mẹ sẽ dễ dàng sử dụng chúng để làm kem, sinh tố hoặc làm bánh. Bằng cách này, chuối sẽ giữ được trong vòng một tháng hoặc lâu hơn. – Ảnh: britannica |
2. Cà chua Có một sự thật là Mẹ chỉ cần để cà chua nơi thông thoáng là có thể bảo quản được chúng rồi đó. Và việc bảo quản trong tủ lạnh như cách Mẹ thường làm lại khiến chúng dễ bị nhớt hơn. Tuy nhiên, vào mùa hè nắng nóng, cà chua sẽ dễ héo hơn so với mùa thu đông. Vì vậy để cà chua tươi lâu hơn, Mẹ hãy cho chúng vào trong túi giấy thay vì túi nilon rồi mới đặt trong ngăn mát nhé! Chiếc túi giấy sẽ hút ẩm tốt và giúp ngăn ngừa vi khuẩn làm hỏng cà chua đấy! – Ảnh: wonderhowto |
|
| 3. Mật ong Mật ong sẽ không bị hỏng khi đặt vào tủ lạnh, nhưng nó sẽ đặc quánh lại rất khó đổ. Thế nên để bảo vệ mật ong, Mẹ chỉ cần đậy nắp kín và đặt nơi thoáng mát trong phòng là được nè! – Ảnh: tradelaboverseas |
4. Khoai tây Mẹ hãy bảo quản khoai tây trong ngăn tủ hoặc kệ của nhà bếp hoặc một nơi mát mẻ và ít ánh sáng chiếu vào. Khoai tây (và thậm chí là khoai lang) khi gặp ánh sáng sẽ dễ lên mầm hơn. Trường hợp khoai tây đã mọc lên các chồi xanh thì có nghĩa đã đến lúc Mẹ phải bỏ chúng đi rồi đấy, vì khoai tây khi lên mầm có chứa một loại chất gây ngộ độc thực phẩm. Mẹ chú ý nha! – Ảnh: kitchenetterecipes | |
| 5. Bánh mỳ Bánh mỳ nếu ăn không hết thì làm thế nào? Cách bảo quản của hầu hết các chị em nội trợ là đặt chúng trong tủ lạnh, không khí khô trong tủ lạnh sẽ làm bánh mỳ trở nên khô cứng và rất khó ăn. Vì vậy khi dùng lại, Mẹ nên xịt bên ngoài vỏ của bánh mỳ một ít nước trước khi hâm nóng trong lò. Cách này sẽ giúp bánh mỳ mềm ngon hơn. Ngoài ra, nếu lo lắng về nấm mốc hoặc muốn dự trữ trong thời gian dài từ 2-3 tháng, Mẹ có thể dùng một lớp khăn giấy và một lớp bọc thực phẩm bọc bánh mỳ, giữ bánh mỳ trong tủ đông. Sau khi lấy ra khỏi tủ đông Mẹ có thể đặt bánh trên kệ cho rã đông tự nhiên rồi quay trực tiếp trong lò vi sóng tầm 1 – 2 phút là được nhé! – Ảnh: kingarthurflour |
6. Phô mai Hương vị của phô mai sẽ ngon nhất nếu đặt ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, trong thời tiết nắng nóng thì Mẹ lại không thể dùng cách này mà buộc phải bảo quản chúng trong tủ lạnh. Mẹ hãy bọc phô mai trong giấy bạc hoặc giấy sáp trước khi đặt chúng vào ngăn mát và lấy phô mai ra khoảng một giờ trước khi cả nhà muốn ăn để phô mai có hương vị tốt nhất nhé! – Ảnh: medicalnewstoday | |
| 7. Bơ Cả trong ngăn mát lẫn nhiệt độ phòng, bơ đều có thể bảo quản được trong vòng từ 1 đến 3 tháng. Nhưng trước khi dùng, Mẹ hãy lấy ra một lượng nhất định mà Mẹ cần sử dụng và để bơ mềm đi khoảng 30 phút trước khi nấu. Ngoài ra, Mẹ cũng có thể giữ bơ trong tủ đông từ 6 đến 9 tháng mà hương vị vẫn thơm ngon đấy nha! – Ảnh: jansatta |
8. Cà phê Cách để bảo quản cà phê rất đơn giản và dễ dàng, Mẹ chỉ cần cho hạt cà phê trong một hộp kín, đặt tại một nơi tối và mát mẻ trong nhà bếp là được. – Ảnh: broadsheet | |
| 9. Sốt mỳ Ý Một lọ sốt mỳ Ý có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng từ 18 tháng trở nên. Tuy nhiên, ngay sau khi mở nắp thì nó sẽ chỉ giữ được độ tươi ngon trong tủ lạnh khoảng 4 ngày. Mẹ nhớ lưu ý để chế biến cho cả nhà một cách an toàn nha! – Ảnh: flavcity |
10. Dầu ô liu Nhiệt độ bảo quản dầu ô liu tốt nhất là từ 18 đến 24 độ và có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng từ 3 đến 6 tháng sau khi mở nắp. Ngoài ra, dầu nguyên chất sẽ trở nên đặc hơn nếu để trong tủ lạnh đó Mẹ ơi! – Ảnh: dauanchotre | |
| 11. Gia vị khô Tốt nhất Mẹ hãy bảo quản các gia vị khô này tại một nơi mát mẻ, tối hoặc trong ngăn tủ nhà bếp. Với cách lưu trữ này, chúng thậm chí còn có thể được bảo quản ít nhất một năm. – Ảnh: orchard |
12. Các loại rau thơm Muốn giữ rau thơm tươi ngon Mẹ nên nhặt sạch chúng trước, loại bỏ phần lá bị úng, hư hay dập nát. Sau đó bọc bên ngoài một lớp khăn giấy và túi nilon ở ngoài trước khi cho vào tủ lạnh Mẹ nha! – Ảnh: sohanews | |
| 13. Cá hộp Các sản phẩm đóng hộp nếu chưa mở sẽ có thể bảo quản trong một năm hoặc lâu hơn trong nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, nếu Mẹ đã mở nắp sản phẩm thì nên sử dụng hết trong một hoặc hai ngày trong tủ lạnh luôn nhé! – Ảnh: plo |
14. Thịt nguội Các loại thịt nguội, lạp xưởng, thịt hun khói, các loại giò có thể trữ trong tủ lạnh trong 3 – 5 ngày nếu Mẹ đã mở bao bì. Thịt nguội đóng gói sẵn đã hút chân không thì có thể bảo quản trong một vài tuần ở tủ mát và một vài tháng trong tủ đông. – Ảnh: baodansinh | |
| 15. Ngũ cốc khô Ngũ cốc khô có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ ít nhất 2 đến 3 tháng. Để giữ cho các ngũ cốc này luôn giòn ngon thì Mẹ hãy cho chúng vào trong 1 hộp có nắp đậy kín để tránh không khí ẩm xâm nhập vào làm ẩm ngũ cốc khiến chúng nhanh hỏng hơn. – Ảnh: hangaau |
Mẹ đã lưu hết các bí kíp bên trên chưa nè? Hy vọng với 15 mẹo nho nhỏ nhà bếp này của Món Ngon Mỗi Ngày, sẽ giúp Mẹ và cả gia đình biết cách bảo quản thực phẩm hằng ngày luôn tươi nhất, tốt nhất và mang đến những món ăn tròn vị nhất nè!
Chúc cả nhà thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: Tổng hợp