Cách rửa đu đủ xanh sạch nhựa để làm các món gỏi
01/07/2024
Để món gỏi đu đủ được ngon và không bị đắng, việc loại bỏ nhựa đu đủ là vô cùng quan trọng trong bước sơ chế trái đu đủ xanh.
Mục lục
Để món gỏi đu đủ được ngon và không bị đắng, việc loại bỏ nhựa đu đủ là vô cùng quan trọng trong bước sơ chế trái đu đủ xanh. Trong bài viết này, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tham khảo một số cách rửa đu đủ sao cho sạch và không làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn nhé!
Bước 1: Sơ chế
- Trước khi gọt vỏ đu đủ, bạn hãy lấy mũi dao rạch nhẹ lên phần vỏ đu đủ để phần nhựa trắng tiết ra và chảy bớt, sau đó dùng khăn giấy lau sơ.
- Cạo sát và loại bỏ sạch phần vỏ màu xanh.
Cạo sát và loại bỏ hết phần vỏ xanh của trái đu đủ – Ảnh: hungryinthailand
- Bổ đu đủ làm đôi, rồi bỏ hết phần ruột và hạt bên trong.
- Sau đó thái lát mỏng, thái que hay bào sợi tùy vào nhu cầu món ăn.
Loại bỏ sạch phần ruột và hột bên trong – Ảnh: teerangathome
👩🍳 Xem thêm: Mẹo chọn đu đủ chín cây và đu đủ xanh làm gỏi đơn giản nhất
Bước 2: Dùng muối để loại bỏ nhựa đu đủ
Tùy từng món ăn sẽ có cách làm khác nhau:
Đối với món đu đủ hầm, muối dưa cần phải cắt khối hay cắt que: Ta sẽ ngâm đu đủ vào chậu nước muối loãng trong khoảng 15-20 phút để giảm bớt nhựa đắng và mùi hơi hăng. Muối sẽ giúp loại bỏ phần lớn mủ và làm cho sợi đu đủ giòn hơn.
*Lưu ý: Nên dùng nước muối loãng để tránh làm sợi đu đủ bị mặn.
Bào sợi đu đủ thật mỏng sau đó đem ngâm muối để loại bỏ bớt nhựa – Ảnh: fullofplants
Đối với các món nộm, gỏi cần bào mỏng hay bào sợi, ta hãy cho vào chậ, thêm 1,5 thìa đường và 1 thìa cafe muối tinh, trộn đều, bóp nhẹ và để 15 phút.
Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch
Sau khi ngâm trong nước muối, hãy vớt đu đủ ra và vắt thật kỹ để loại bỏ hết nước muối và phần nhựa. Rồi đem đu đủ đi rửa lại vài lần với nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn vị mặn của muối và phần mủ còn sót lại cho đến khi nước rửa không còn váng trắng của nhựa.
Sau khi ngâm hãy vắt đu đủ thật kĩ để giảm độ mặn của muối và bỏ bớt nhựa – Ảnh: fullofplants
Bước 4. Ngâm đu đủ trong nước đá
Đối với các món nộm, gỏi đu đủ. Sau khi sơ chế sạch, hãy ngâm đu đủ vào bát nước đá trong khoảng 5-10 phút. Cách này sẽ giúp sợi đu đủ giòn hơn và giữ được màu sắc tươi sáng, đẹp mắt cho món ăn.
Ngâm đu đủ trong nước đá để giữ được độ giòn và màu sắc đẹp – Ảnh: silkroadrecipes
Mẹo nhỏ:
- Dùng dao sắc: Khi bào sợi đu đủ, nên dùng dao thật sắc để sợi đu đủ được đều và đẹp mắt.
- Bào sợi mỏng: Sợi đu đủ càng mỏng thì càng nhanh ngấm gia vị và dễ ăn hơn.
- Trộn gỏi ngay sau khi sơ chế: Để món gỏi đu đủ được ngon nhất, bạn nên trộn gỏi ngay sau khi đã sơ chế xong các nguyên liệu.
- Không nên ngâm đu đủ quá lâu trong nước muối: Việc ngâm quá lâu sẽ làm cho sợi đu đủ bị mặn và mất đi độ giòn.
- Nên chọn đu đủ xanh vừa chín: Đu đủ quá xanh sẽ dai, còn quá chín sẽ bị bở.
Một số món đu đủ ngon
Nguồn: Tổng hợp