Canh chua ba miền Bắc – Trung – Nam có gì khác nhau?

5952 lượt xem
30/08/2019

Món canh chua có thể gọi là món canh “quốc dân” vì sự đa dạng về cách nấu và hương vị của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Lấy đặc điểm chung là vị chua thanh, nhưng mỗi một vùng miền sẽ có những nguyên liệu khác nhau để tạo lên món canh …

Món canh chua có thể gọi là món canh “quốc dân” vì sự đa dạng về cách nấu và hương vị của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Lấy đặc điểm chung là vị chua thanh, nhưng mỗi một vùng miền sẽ có những nguyên liệu khác nhau để tạo lên món canh chua đặc sản cho riêng mình.

Món Ngon Mỗi Ngày và Mẹ cùng tìm hiểu xem, canh chua ba miền Bắc – Trung – Nam có gì khác nhau Mẹ nhé!

Món canh chua có thể gọi là món canh “quốc dân” vì sự đa dạng hương vị – Món Canh chua cá lóc

1. Canh chua miền Bắc

Mang hơi hướng ẩm thực Kinh Kỳ, đặc trưng của “canh chua” miền Bắc chính là vị chua thanh mới mẻ, hương thơm dịu nhẹ, tinh tế, chỉ cho ít ớt và không cho đường vào món canh, bởi người miền Bắc muốn giữ lại vị chua ngọt nhẹ nhàng tự nhiên.

Vị chua trong canh hoàn toàn được tạo từ các loại trái cây đặc trưng như me, khế, sấu và một số gia vị lên men tự nhiên nhà làm như giấm, mẻ… thơm ngon vừa vị, không quá nồng cũng không quá nhạt.

Không chỉ có những nguyên liệu thông thường như cà chua, thơm, khế, me,… mà canh chua miền Bắc còn lạ miệng hơn nhờ vị một vài loại quả đặc sản trong vùng như tai chua, sấu, đọc, chanh cốm.

Canh chua miền Bắc có vị chua thanh mới mẻ, hương thơm dịu nhẹ, tinh tế  – Món Canh chua cá củ thì là

Nguyên liệu chính của món canh chua miền Bắc chính là các loại cá sông tươi ngon như cá quả (cá lóc), cá lăng (cá trê), cá diêu hồng,… hoặc tôm, tép loại nhỏ.

Ngoài món canh chua phổ biến, người dân miền Bắc còn phá cách thêm một số món canh chua khác như: Canh chua trái tắc với nguyên liệu chính là cá diêu hồng, Canh chua trái sấu (phổ biến nhất vào mùa hè là mùa trái sấu nở rộ), Canh chua riêu,…

2. Canh chua miền Trung

Vị chua chính làm nên món “canh chua miền Trung” là khế, thơm (dứa), cà chua, quả tai chua, dưa cải. Bên cạnh chất chua lại có lẫn thêm chút vị chát và cay cay của ớt.

Nguyên liệu chính của vùng đất hẹp ven biển là hải sản, vì vậy người dân miền Trung dùng vị chát để át mùi tanh, dung hòa vị chua gắt, tạo nên chút vị ngọt hậu rất đặc biệt theo đúng phong cách ẩm thực của miền Trung.

Canh chua miền Trung có lẫn thêm chút vị chát và cay cay của ớt – Món Canh chua cá lăng rau nhút

Nếu như người miền Bắc dùng giấm mẻ thì người miền Trung sẽ dùng những loại rau quả muối lên men như: măng ngâm chua, dưa cải, cà muối, rau muống ngâm chua,… để tạo hương vị chua đặc biệt cho món canh. Trong đó, rau nhút được xem là nguyên liệu phổ biến nhất từ những gia đình khó khăn đến khá giả, dù kết hợp với bất kỳ thực phẩm nào rau nhút cũng có thể tạo thành món canh chua ngon. Tô canh tuy đơn giản, nhưng cũng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi.

Các món canh chua cũng khổ biến không kém là Canh chua chem chép, Canh chua hải sản, Canh chua mực, Canh chua củ hũ dừa tôm đất,…

3. Canh chua miền Nam

Với người dân Nam bộ, canh chua là món ăn chính để chống nắng mùa hè. Vị canh chua ở miền Nam có phần đa dang hơn các vùng miền khác đôi chút, vị chua trong canh có phần dịu hơn, xen lẫn là vị ngọt đậm đà của đường.

Nguyên liệu nấu canh chua có thể được tạo ra từ bất kỳ loại thực phẩm nào như: chùm ruộc, chanh, trái giác, trái bần, me đất hoa vàng,thịt, cá, tôm,… Chỉ cần có thịt cá và rau xanh là có thể cho ra đời trăm thứ canh, chục thứ lẩu chua.

Canh chua miền Nam có một chút ngọt đậm đà của đường – Món Canh chua cá kèo bông so đũa

Không bắt buộc phải có khế, cà chua, thơm mới được gọi là canh chua, mà còn có thể là canh chua bông điên điển, canh chua bông so đũa, canh chua bông thiên lý,… Ngoài ra còn có các loại lá chua như lá giang, lá me, lá giấm… hợp với những người thích vị chua thanh nhẹ.

Cùng một hương vị chua nhưng lại có nhiều cách nấu quá phải không Mẹ? Canh chua của từng vùng miền là như thế, thế thì món canh chua của Mẹ sẽ như thế nào nhỉ? Mẹ chia sẽ bí kíp cho Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu với nhé!

Mẹ quan tâm có thể tham khảo nhiều món Canh chua của Món Ngon Mỗi Ngày hơn nữa Tại đây nhé!

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Hãy vào bếp và thử ngay món bánh xếp Gyoza Nhật Bản cùng Ajinomoto để chiêu đãi cả gia đình nhé!

Gyoza là một trong những món ăn nổi tiếng trong nền ẩm thực của Nhật Bản với phần nhân rau củ và thịt được bọc bên ngoài lớp bột mỏng, tương tự như món sủi cảo

Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu các thực phẩm phù hợp để cung cấp năng lượng cho cơ thể và khiến bạn cảm thấy ấm áp trong thời tiết chuyển đông này nhé!

Sự kết hợp tuyệt vời của mì gói, trứng gà, bắp, hành lá và một chút béo béo thơm nhẹ từ Xốt Mayonnaise Aji-mayo® Vị Nguyên Bản; sẽ là món ngon cho bé yêu nhà mình

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày lưu lại hơn 20+ món Thái ngon dễ nấu, cả nhà mình nhất định phải thử trong những ngày lạnh hay ngày mưa nè!

Để chọn được đậu xanh chất lượng, thơm bùi, dưới đây là một số bí kíp bạn có thể áp dụng:

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày học ngay cách bảo quản đậu xanh hiệu quả mà không lo bị mối mọt nhen

Tại sao nghêu lại được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu xem nhé!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Trung bình Trung bình
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
27 Phút
4 Người
Dễ Dễ
30 Phút
4 Người
Dễ Dễ
17 Phút
0 Người
Dễ Dễ
20 Phút
0 Người
Dễ Dễ
35 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.