Phân biệt hoành thánh, bánh xếp, sủi cảo và há cảo có gì khác nhau?
22/02/2025
Vì có nhiều điểm giống nhau, món há cảo - sủi cảo - hoành thánh rất dễ nhầm lẫn

Mục lục
Do cùng có phần nhân thịt và rau củ bên trong, thế nên rất nhiều người thường nhầm lẫn và không phân biệt được các món hoành thánh, sủi cảo và há cảo.
Để có thể dễ dàng phân biệt hoành thánh – sủi cảo – há cảo; hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Sủi cảo
Sủi cảo hay còn gọi là một món ăn có lớp vỏ vàng nhẹ giống hoành thánh nhưng với kích thước lớn hơn một chút, khi ăn lớp vỏ có vị dai dai giống há cảo. Phần nhân sủi cảo bao gồm: tôm nguyên con đã lột vỏ, thịt băm, cải thảo và gia vị. Khi ăn sủi cảo sẽ thấy có sự khác biệt rất rõ về hương vị của từng miếng tôm và thịt riêng biệt, chứ không bị trộn lẫn như ở há cảo.
Cách gói sủi cảo cũng khá đơn giản, chỉ cần đặt các nguyên liệu vào sau đó xếp phần viền vỏ bánh cho chúng có nếp gấp và kết dính lại với nhau là xong. Sủi cảo cũng có thể chế biến thành nhiều kiểu như: món chiên, hấp, ăn kèm với nước dùng như hoành thánh nhưng phổ biến nhất là luộc với một ít nước, đóng nắp lại cho chín đến khi cạn nước thì để áp chảo cho vàng xém 2 mặt
Ở Hàn Quốc gọi là Mandu và Nhật Bản là Gyoza– hay còn được gọi là bánh xếp, sủi cảo Nhật Bản đang được nhiều người ưa chuộng, bày bán sẵn phổ biến ở nhiều nơi vì chúng nấu nhanh, tiện lợi và hương vị thơm ngon.
🥟 Xem thêm: Cách làm món Gyoza Nhật Bản đơn giản ngay tại nhà
🥟 Xem thêm: Gyoza là món gì và có bao nhiêu loại Gyoza?
Hoành thánh
Hoành thánh còn có tên gọi khác là vằn thắn, hay hồn đồn, có ý nghĩa tương tự nhau – là một món ăn quen thuộc với nhiều người, món ăn này có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc sau đó đã được du nhập vào Việt Nam và được biến tấu đôi chút phần nguyên liệu dựa trên công thức bản gốc, để phù hợp với khẩu vị người Việt hơn.
Món Súp hoành thánh
Nhân hoành thánh bao gồm những nguyên liệu đơn giản như: thịt băm, nấm mèo, gia vị. Ngoài ra, tùy khẩu vị nhiều người còn kết hợp thêm khoai và các loại rau củ tùy theo sở thích. Hoành thánh có thể làm món chiên, súp, ăn kèm hủ tíu,…
Cách gói hoành thánh có rất nhiều hình dạng khác nhau, cách phổ biến nhất là cho nhân vào giữa và túm 4 mép hoành thánh lại hình cái túi hoặc gói hình tam giác.
👩🍳 Xem thêm: 5 cách biến tấu món hoành thánh truyền thống trở nên hấp dẫn hơn
Há cảo
Há cảo cũng là một món ăn được nhiều người yêu thích. Món ăn này có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc. Cách tạo hình của há cảo đòi hỏi sự khéo tay hơn so với hoành thánh. Bột khi tạo hình phải giữ được độ ẩm, không bị khô thì mới có thể tạo hình được; sau đó đem đi hấp chấm kèm Nước tương hoặc chiên đều rất ngon.
Há cảo có hình dạng gần như bánh bao với lớp vỏ màu trắng hơi trong, dai, mềm; được làm từ bột gạo, bột tàn mì trộn với một ít bột năng. Nước dùng để trộn bột làm vỏ bành phải là nước nóng. Bột sau khi nhào xong sẽ được chia thành từng viên, sau đó cáng mỏng thành từng miếng bột tròn để làm lớp vỏ. Phần nhân bên trong gồm: tôm băm nhuyễn, thịt băm nhuyễn, gia vị và các loại rau củ theo sở thích.
Cách làm món Bánh há cảo
Nguồn: Tổng hợp (dienmayxanh, wiki)