Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác nhau?
25/01/2022
Dù là bất cứ vùng miền nào, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là các Mẹ nội trợ Việt đều tất bật chuẩn bị thật nhiều các món ăn ngon để dâng cúng hoặc chiêu đãi cả nhà trong ngày sum họp gia đình. Mỗi nơi một nét, tùy văn hóa, địa lý hay …
Dù là bất cứ vùng miền nào, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là các Mẹ nội trợ Việt đều tất bật chuẩn bị thật nhiều các món ăn ngon để dâng cúng hoặc chiêu đãi cả nhà trong ngày sum họp gia đình. Mỗi nơi một nét, tùy văn hóa, địa lý hay ẩm thực đặc trưng mà mỗi tỉnh thành trên đất nước đều có những cách chuẩn bị thực đơn ngày Tết với những món ăn mang một ý nghĩa riêng biệt.
Hôm nay, cả nhà mình hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày du lịch khám phá mâm cỗ 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác nhau cả nhà nhé!
Tùy văn hóa, địa lý hay ẩm thực đặc trưng mà mỗi vùng miền có cách chuẩn bị mâm cỗ Tết khác nhau – Ảnh: Vnexpress
1. Mâm cỗ truyền thống ngày Tết xưa và nay có gì?
“Mâm cao, cỗ đầy” là cách nói trang trọng của ông bà để lại để nói về cách sửa soạn cho ngày đầu năm, với đầy đủ mâm 8 bát – 8 đĩa.
- 8 đĩa gồm: Xôi gấc, gà luộc, hạnh nhân xào, nộm, thịt quay, giò lụa hoặc giò xào, chả giò (nem rán), chả quế,…
- 8 bát gồm: Bát vây cá, măng lưỡi lợn hầm châm giò, bóng bì, mực nấu, nấm thả, chim hầm, gà tần, miến nấu lòng gà,…
Bên cạnh những món ăn ngon thì còn có 3 loại nước chấm cơ bản đi kèm trong mâm cỗ: 1 chén nước mắm nguyên chất với tỏi, ớt cắt lát; 1 chén nước mắm chua ngọt; 1 đĩa muối tiêu (có thể thêm tiết, lá chanh, chanh ớt,… tùy nơi).
Mâm cỗ Tết ngày nay có nhiều thay đổi phong phú hơn, với nhiều cách biến tấu hơn cùng kèm nhiều các loại nước chấm hơn mới mục đích cho phù hợp với khẩu vị của từng người như: Xốt mayonaise; nước tương (xì dầu); tương ớt, mù tạt, muối ớt xanh,… Cùng xúc xích, lạp xưởng xá xíu,… Tuy nhiên, thực đơn ngày Tết chính yếu vẫn không thể thiếu: Bánh chưng; dưa hành; thịt gà luộc; xôi gấc; nộm; chả giò (nem rán),…
2. Sự khác biệt giữa mâm cỗ Tết 3 miền Bắc – Trung – Nam
Miền Bắc
Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc thường được chuẩn bị khá cầu kì nhưng cực kì tinh tế với các món ngon miền Bắc truyền thống , nhà bình dân thì 4 bát 6 đĩa, nhà giàu làm 6 bát 8 đĩa. Cỗ 6 bát 8 đĩa là cỗ to. Trong đó:
– 4 bát gồm: bóng bì; chân giò hầm; mọc nấm thả và miến.
– 6 bát gồm: măng, bóng bì, mực, nấm thả, miến, mọc
– 8 đĩa là: gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, dứa xào lòng gà và cá trắm đen kho.
Cách nấu canh bóng bì cuộn bí ngòi – cho mâm cơm thêm tròn vị
Xôi gấc, bánh chưng, dưa hành muối, nem (chả giò), giò thủ và thịt đông là món hầu hết mà nhà nào cũng có, vì các món ăn này phù hợp với thời tiết lạnh. Trong đó, thịt đông là món đặc trưng của mùa đông xuân mà các vùng miền khác thường không có.
Món tráng miệng cũng rất đa dạng với nhiều loại mứt và trái cây: như mứt quất (mứt tắc), , mứt sen, , mứt gừng, mứt bí, ô mai mơ,… Đặc biệt là món chè kho thơm ngọt được nấu rất kỹ từ đậu xanh và đường.
Miền Trung
Vào mùa xuân, thời tiết miền Trung thường khắc nghiệt nên nét văn hóa ẩm thực cũng sẽ có sự khác biệt; cùng với đó là lối sống ứng với tinh thần tiết kiệm, san sẻ của con người miền Trung được thể hiện qua việc các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn và có tối thiểu là 7 món quen thuộc như trong thực đơn hằng ngày.
Cách làm món tôm rim thịt – siêu ngon, đậm đà
7 món bao gồm: bánh chưng hoặc bánh tét, món hầm ngon, thịt luộc tôm chua, tôm thịt rim, cá chiên, món xào ngon, dưa món. Bên cạnh đó, các món như chả, nem chua, ram Huế, gỏi… cũng là một số món được ăn vào ngày Tết, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Ngoài ra, một số người ở miền Trung cũng rất thích ăn những món cuốn; nên không thể nào thiếu đi các món ngon miền Trung như thịt luộc, cá hấp cuốn bánh tráng, nem lụi,…
Miền Nam
Những món không thể thiếu trong thực đơn ngày tết của người miền Nam là bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt và thịt kho hột vịt. Ăn canh khổ qua để “cái khổ đi qua”, xua tan điều không tốt trong năm cũ. Món thịt kho hột vịt tượng trưng cho trời đất tròn vuông, năm mới vẹn tròn, đầy đủ.
Cách nấu món thịt kho trứng/thịt kho tàu – thịt mềm, nước kho sánh óng ánh chuẩn người miền Nam
Tùy khẩu vị mà mỗi nhà lại biến tấu thêm các món ngon miền Nam đặc trưng khác như: gà luộc, củ kiệu, chả giò, gỏi ngó sen,… Tráng miệng thì có nhiều loại mứt trái cây và bánh kẹo ngọt như mứt dừa, mứt me, mứt xoài, mứt mãng cầu…
Mâm cỗ tết của 3 miền với 3 phong thái khác nhau từ các món ăn, cách bày trí cho đến những phong tục và ý nghĩa đằng sau đó. Thế nhưng, qua đó Món Ngon Mỗi Ngày mới thấy ẩm thực Việt Nam thật phong phú và đặc sắc quá cả nhà ha!
Nguồn: Tổng hợp