Lợi ích từ củ nghệ, phân loại và cách chế biến món ngon từ nghệ
19/05/2024
Củ nghệ không chỉ được sử dụng như một gia vị trong các món ăn mà chúng còn được xem là một loại dược phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mục lục
Củ nghệ không chỉ được sử dụng như một gia vị trong các món ăn mà chúng còn được xem là một loại dược phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Hôm nay, cả nhà hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về củ nghệ và học cách chế biến thực đơn dinh dưỡng với những món ngon từ củ nghệ thật thơm ngon nhé!
1. Đặc điểm của củ nghệ
Nghệ là một loại thực vật thân thảo lâu năm, mà có thể đạt đến chiều cao 1 mét. Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng. Chúng được 1 thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá.
Phần nghệ chúng ta thường sử dụng nhiều nhất và dinh dưỡng nhất là phần củ. Củ được hình thành từ phần rễ cây, vỏ bên ngoài có màu nâu xám, bên trong nghệ thông thường có màu vàng tươi, đỏ hoặc trắng, đen tùy loại. Nghệ tươi có vị cay, mùi thơm và hơi nồng. Nghệ có thể dùng trực tiếp khi còn tươi hoặc có thể phơi khô, xay bột để sử dụng và bảo quản.
Củ được hình thành từ phần rễ cây, vỏ bên ngoài có màu nâu xám – Ảnh: gingerpeople
2. Củ nghệ có mấy loại
Củ nghệ thông thường được chia thành 4 loại khác nhau. Cụ thể:
- Nghệ đỏ: hay còn gọi là uất kim, khinh lương. Củ nghệ đỏ có hình dạng dẹp hoặc trụ với phần thịt màu cam đỏ và vỏ mỏng. Nghệ đỏ chứa hàm lượng curcumin khá cao, có thể gấp 4 lần nghệ vàng.
- Nghệ vàng: là loại nghệ thường được sử dụng nhất, chúng còn có tên gọi khác là Khương Hoàng. Nghệ vàng thường có phần ruột màu vàng cam hoặc vàng nhạt, có vị cay hơi đắng, tính bình. Nghệ ngày thường được đem xay nhuyễn thành bột mịn gọi là tinh bột nghệ.
- Nghệ trắng: hay còn gọi là nghệ rừng, củ gừng. Củ mập có màu trắng và thơm, mùi không nồng như củ nghệ vàng.
- Nghệ đen: có hình dạng rất giống với củ gừng, còn có cái tên khác như nghệ xanh, nghệ tím. Xét về hình dáng bên ngoài thì không khác gì so với các giống nghệ còn lại nhưng phần ruột bên trong thường có màu tím đậm chứ không phải màu vàng cam bình thường. Trong nghệ đen chưa khá nhiều tinh dầu, có vị cay, đắng và tính đắng nên cũng là một phương thuốc quý.
Củ nghệ đỏ có hình dạng dẹp hoặc trụ với phần thịt màu cam đỏ – Ảnh: diggers
3. Công dụng của nghệ
Thành phần hoạt chất chính của củ nghệ là curcumin, chất này mang lại những lợi ích sức khỏe và màu sắc đặc biệt của nghệ. Ngoài ra chúng còn có chứa calo, protein, chất béo, cacbohydrate, chất xơ, đường, mangan, sắt kali, Vitamin C,… Sự hiện diện của curcumin và các chất chống oxy hóa thiết yếu khác làm cho nghệ có tác dụng như một chất kháng sinh và kháng viêm rất mạnh.
Nghệ được biết đến với những công dụng như kháng viêm, giảm viêm loét dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa mụn, xóa thâm và làm mờ sẹo, đẹp da,…
Curcumin mang lại những lợi ích sức khỏe và màu sắc đặc biệt của nghệ – Ảnh: static.toiimg
4. Lưu ý khi dùng củ nghệ
Tuy củ nghệ có nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Ví dụ như là với những người thiếu máu sử dụng nhiều nghệ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt hoặc người chuẩn bị phẫu thuật sử dụng nghệ sẽ làm chậm quá trình đông máu,…
Vì thế, không chỉ nghệ mà khi sử dụng bất kì loại thực phẩm nào, cách tốt nhất chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn cho mình thực phẩm và liều lượng phù hợp với từng thể trạng mỗi người nhé!
5. Một số món ăn ngon từ nghệ
Nguồn: Tổng hợp