Những bộ phận có độc cần tránh ở một số loại rau củ

3631 lượt xem
21/12/2017

Tận dụng những bộ phận như rễ, lá, cành … của rau củ trong việc chế biến thức ăn để tránh tình trạng lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên với một số loại, những bộ phận của chúng sẽ chứa những độc tố nguy hiểm không thể sử dụng để làm thức ăn. Những bộ …

Tận dụng những bộ phận như rễ, lá, cành … của rau củ trong việc chế biến thức ăn để tránh tình trạng lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên với một số loại, những bộ phận của chúng sẽ chứa những độc tố nguy hiểm không thể sử dụng để làm thức ăn. Những bộ phận có độc cần tránh ở một số loại rau củ sau đây mọi người cần lưu ý.

1.  Cành và mầm khoai tây
Trong khoai tây có chứa thành phần solanin và chúng tập trung phần lớn ở mầm và cành. Nếu khoai tây để lâu ngày sẽ rất dễ bị mọc mầm và các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên bỏ chúng đi để tránh trường hợp bị ngộ độc đáng tiếc. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng chứa hàm lượng solanin rất cao nên cũng không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.
2.  Lá cà chua
Cà chua cũng có một chút quan hệ họ hàng giống với khoai tây, cũng thuộc các cây họ Cà. Nếu như quả cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thì lá của chúng lại không như vậy. Trong lá cà chua chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn bạn ăn chúng quá nhiều một lúc .
Ngoài ra, cà chua xanh cũng không được khuyến khích sử dụng. Bởi chúng cũng có chứa chất solanine, có thể gây buồn nôn, chóng mặt hay những biểu hiện ngộ độc khác.
3.  Hạt táo
Trong hạt táo có chứa chất độc cyanid, chúng có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột. Vì vậym nếu nhai kỹ nhiều hạt táo cùng 1 lúc có thể tạo ra liều cyanid khiến bạn bị ngộ độc, hoặc thậm chí là tử vong. Vì vậy, cần loại bỏ hạt táo trước khi ăn để tránh bị ngộ độc, đặc biệt cẩn trọng đối với các em nhỏ.
4.  Lá và hoa của cây cà tím
Nhiều người thường cho rằng nếu ăn sống quả cà tím thì có thể gây ngộ độc, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Tuy nhiên, đối với hoa và lá của cây cà tím thì lại khác. Trong thành phần của chúng có chứa solanin cũng là chất có thể gây ngộ độc cho nếu chẳng may bạn ăn phải.
5.  Khoai lang có đốm đen
Nếu bảo quản khoai lang không tốt hoặc để chúng quá lâu ngày có thể khiến trên khoai xuất hiện những đốm đen hoặc đang bị thối rửa. Lúc này, các chất dinh dưỡng có trong khoai dần bị mất đi và những đốm đen có trên đó có thể gây hại cho gan ngay cả khi bạn đã nấu chín chúng.
6.  Gừng bị thối
Gừng dù có thời gian sử dụng khá lâu nhưng nếu chúng đã bị thối thì nên vứt chúng đi. Bởi khi đó gừng sẽ sinh ra một chất có độc tính rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể như: làm tế bào gan bị biến dạng, nguy cơ ung thư gan và ung thư thực quản. Món ngon mỗi ngày


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Để luôn mang đến những bữa ăn ngon và an toàn nhất cho cả nhà, các chị em mình hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày ghi nhớ những mẹo vặt nhà bếp này

Với 23 công thức các món chua cay siêu ngon, đơn giản, dễ nấu từ Món Ngon Mỗi Ngày, hy vọng sẽ mang lại cho cả thêm đa dạng hơn về hương vị cũng như thành phần dinh dưỡng.

Với bảy loại thực phẩm dinh dưỡng kể trên, nhà mình có thể kết hợp ngay vào những thực đơn hàng ngày để bảo vệ cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm họng đang diễn ra tại thời điểm chuyển mùa này đấy nha!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Trung bình Trung bình
40 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
20 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.