Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm và cách làm món nấm rơm ngon
23/06/2024
Nấm rơm là một trong những loại nấm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của cả gia đình, không chỉ nổi tiếng về độ thơm ngon, dễ chế biến mà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Đặc biệt là trong các món chay.
Mục lục
Nấm rơm là một trong những loại nấm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của cả gia đình, không chỉ nổi tiếng về độ thơm ngon, dễ chế biến mà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Đặc biệt là trong các món chay.
Nấm rơm là một thực phẩm quen thuộc có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài nấm rơm mọc ở tự nhiên thì nấm rơm còn được nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
1. Đặc điểm chung của nấm rơm
Nấm rơm là loại nấm thuộc họ nấm lớn, tên khoa học là Volvariella volvacea. Ngoài ra còn có những tên gọi khác như nấm rơm lúa, nấm cỏ, nấm phụ tử, nấm ngọc cẩu và nấm Trung Quốc. Sở dĩ loại nấm này có tên là nấm rơm lúa vì chúng phát triển tốt nhất trên rơm rạ hoặc gọi là nấm Trung Quốc vì việc trồng nhân tạo loại nấm này đầu tiên bắt đầu ở Trung Quốc.
Nấm rơm là loài thực vật kỵ khí, mọc thành chùm hoặc thành cụm trên những lá mục, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối và nấm có khả năng sinh sôi, phát triển quanh năm. Nấm rơm thường phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 – 35 ° C. Trong tự nhiên nấm rơm thường mọc ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Chúng mọc thành từng cụm dày đặc.
Về hình dáng thì nấm rơm có màu xám trắng, mũ tròn vừa và thân ngắn mẫm. Phần thịt nấm giòn, mùi vị thơm ngon. Khi nấm còn non thì mềm và giòn. Khi nấm già sẽ xơ cứng và khó bẻ gãy.
Nấm rơm có màu xám trắng, mũ tròn vừa và thân ngắn mẫm – Ảnh: istockphoto
2. Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Tham khảo dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia thì thành phần dinh dưỡng khá phong phú. Cụ thể, trong 100gr nấm rơm khô đúng chuẩn có khoảng: 21-37 gam chất đạm, 2,1-4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các Vitamin A, B1, B2, C, D, PP… Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương.
Nấm rơm chứa nhiều protein, ít calo có thể thay thể thịt trong các món chay – Ảnh: missvickie
3. Công dụng của nấm với sức khỏe
Nấm rơm tự nhiên có chứa ergothioneine và các loại vitamin A, nhóm B và C, đây được xem là những chất có tác dụng hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng do nấm men hoặc vi khuẩn, tăng khả năng chữa lành vết loét hoặc vết thương.
Không chứa các chất béo xấu, có protein, chất xơ và hàm lượng carbohydrate cũng rất thấp là thành phần giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa. Vì thế món nấm cũng rất phù hợp cho thực đơn nấu chuẩn – ăn lành, giữ dáng. Vitamin D tốt cho xương, hỗ trợ phát triển và tăng trưởng.
Thành phần insulin tự nhiên, ít chất béo và carbohydrate nên rất tốt cho bệnh đái tháo đường, cũng như tốt cho gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác,…
Không chứa các chất béo xấu, có protein, chất xơ và hàm lượng carbohydrate cũng rất thấp – Ảnh: vecteezy
Bên cạnh đó, các flavonoid, selen cùng nhiều hợp chất tự nhiên khác trong nấm rơmcũng là một lựa chọn thích hợp để khắc phục và làm giảm các gốc tự do xâm nhập từ ô nhiễm không khí, rượu, thực phẩm chứa chất béo xấu và bức xạ điện từ có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng,…
4. Những lưu ý khi sử dụng nấm rơm
Không nên ngâm rửa nấm rơm trong nước quá lâu sẽ khiến nấm bị mất chất, khi nấm ngấm nhiều nước cũng làm mất đi mùi vị của món ăn.
Sử dụng nồi nhôm để chế biến có thể khiến nấm chuyển sang màu thâm đen.
Khi uống rượu thì không nên ăn nấm vì có thể gây tình trạng ngộ độc.
🍽 Các món ngon từ nấm rơm
Bạn có thể mua sản phẩm tại đây: