Đặc điểm của quả sấu và mẹo chọn mua, bảo quản sấu tươi
11/05/2024
Nhắc đến đặc sản của ẩm thực miền Bắc không thể nào không kể đến quả sấu với vị chua chua, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau
Mục lục
Nhắc đến đặc sản của ẩm thực miền Bắc không thể nào không kể đến quả sấu – một loại quả đặc trưng với vị chua chua và có thể chế biến khá đa dạng trong thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: làm mứt, nước tương, nước sấu ngâm….và là một loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
>>>> Xem thêm: Mùa sấu đến rồi, mẹ thử ngay 4 món ngon từ loại quả đặc sản Hà Nội này nhé!
1. Đặc điểm của quả sấu
Quả sấu hay còn gọi là quả long cóc, sấu tía là một loại quả của cây sấu. Quả sấu có mọc theo chùm có nhánh dài, hình tròn đường kính khoảng 2-3cm, phần vỏ màu xanh, thịt màu trắng và giòn giòn khi ăn, vị chua hơi chát, mùi thơm nhẹ khi chín. Mọi người có thể ăn sấu chín trực tiếp, hoặc cùng có thể dầm sấu với đường/muối để cân bằng vị chua tạo nên những món ăn độc đáo đươc rất nhiều người yêu thích.
Sấu hình tròn đường kính khoảng 2-3cm – Ảnh: baonongnghiep
Mùa sấu thường kéo dài từ 2-3 tháng thu hái nhiều vào tháng 7- 9 hằng năm. Loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và cao nguyên Trung bộ.
2. Thành phần dinh dưỡng và công dụng của quả sấu
- Thành phần dinh dưỡng
Theo nghiên cứu, trong quả sấu chín có nước, axit hữu cơ; protit; gluxit; xenluloza; canxi, Phospho, sắt và Vitamin C.
Quả sấu chín dùng để thanh mát khi bị nhiệt miệng – Ảnh: kinhtedothi
- Công dụng
Theo Đông y, quả sấu lúc xanh khi ngâm đường hoặc sấu nấu các món canh có tác dụng giải khát, trị ho, tiêu đờm và kích thích tiêu hóa, giải nhiệt và giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Quả sấu chín dùng để thanh mát khi bị nhiệt miệng đồng thời làm giảm ngứa cổ và đau rát họng.
Axit nitric trong quả sấu có tác dụng làm sạch đường ruột từ đó làm cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời đốt cháy chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa từ đó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Theo dân gian, vị chua ngọt hài hòa của nước sấu ngâm cũng là một trong những món làm giảm cơn nghén hiệu quả đối với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nước sấu ngâm đường hoặc trà sấu khô hãm ngâm nước sôi là phương pháp giải rượu tự nhiên và an toàn được cánh mày râu áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, quả sấu xanh thường có vị chua nên những người mắc bệnh về dạ dày nên tránh sử dụng nhiều.
Vị chua ngọt hài hòa của nước sấu ngâm không chỉ giải khát mà còn có nhiều công dụng – Ảnh: Vnexpress
3. Cách dùng và bảo quản sấu
Nên chọn mua những quả sấu có vỏ hơi sần, tránh chọn những quả thâm, dập. Không nên chọn những quả sấu quá già vị độ chua sẽ ít và hạt lại to.
Sơ chế quả sấu bằng cách rửa sạch có thể cạo vỏ, tách hột lấy phần thịt để chế biến thành các món ăn. Quả sấu có thể dùng tươi, phơi khô hoặc cấp đông để bảo quản.
4. Món ngon từ quả sấu
Quả sấu ngoài làm mứt, ngâm nước đường để giải khát hay ngâm chua ngọt còn có thể làm nhiều món ăn ngon khác nhau như:
Nguồn: Tổng hợp