Thơm – bảo vệ tiêu hóa cho cả nhà

1748 lượt xem
14/07/2019

Trái thơm (hay còn gọi là dứa) chắc chắn không còn xa lạ gì với cả nhà mình nhỉ? Tuy ăn thơm thường xuyên, nhưng cả nhà có biết, loại quả gai góc xù xì mang hương vị ngọt ngào này không những ngon mà lại có rất nhiều công dụng và giá trị dinh …

tác dụng khi ăn thơm

Trái thơm (hay còn gọi là dứa) chắc chắn không còn xa lạ gì với cả nhà mình nhỉ? Tuy ăn thơm thường xuyên, nhưng cả nhà có biết, loại quả gai góc xù xì mang hương vị ngọt ngào này không những ngon mà lại có rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ đường tiêu hóa cho cả nhà không nè?

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về trái thơm nhé!

tác dụng khi ăn thơm

Thơm giúp cải thiện sức khỏe đường ruột – (Nguồn: snaped.fns.usda.gov)

Trong trái thơm có chứa thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Trái thơm nổi tiếng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, trong đó có chứa 86% là nước, 13% là carb gồm vitamin và khoáng chất cần thiết (Kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain). Hầu như không chứa protein và chất béo.

Vì sao thơm lại giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, bảo vệ đường tiêu hóa?

Như các loại trái cây khác, thơm có chứa lượng chất xơ phong phú bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Nguồn chất xơ khi kết hợp với bromelain giúp kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm, protein cho những người bị mắc chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi, làm sạch đường tiêu hóa, loại bỏ cholesterol dư thừa. Hạn chế khả năng gây ra các bệnh về đường ruột như: viêm đường ruột, táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp, hạn chế phân lỏng, giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích,…

tác dụng khi ăn thơm

Món Ốc xào thơm

Thơm còn có những lợi ích nào khác cho cơ thể không?

Không những bảo vệ đường tiêu hóa mà trái thơm còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe cả nhà như:

  • Giảm viêm khớp, tăng cường sức khỏe cho xương: enzyme bromelain trong trái thơm giúp chống viêm, giảm các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh liên quan đến khớp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn các bệnh ung thư: hàm lượng Vitamin C trong trái thơm làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do gây ra các bệnh ung thư.
  • Tốt cho tim mạch: Một số khoáng chất thiết yếu như Kali, đồng,…giúp tuần hoàn máu, làm giãn mạch, giảm căng thẳng, áp lực của mạch máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ,…

tác dụng khi ăn thơm

Món Canh thơm cá ngừ

Cả nhà cần lưu ý gì khi ăn thơm?

Trái thơm tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng cả nhà nhớ chú ý những điều sau đây khi ăn thơm:

Không ăn thơm: khi bụng đói, thơm đã bị dập nát hoặc thơm còn xanh. Đặc biệt là mẹ đang mang thai trong những tháng đầu và những gười có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…)

Cách ăn thơm an toàn:  

  • Chọn mua thơm còn nguyên vẹn không bị dập nát.
  • Gọt bỏ hết vỏ và mắt thơm.
  • Ngâm thơm vào nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc và giảm tình trạng rát lưỡi nếu ăn sống.

tác dụng khi ăn thơm

Món Sụn heo xào thơm cà

Theo nghiên cứu cho thấy, cơ thể con người có chứa số lượng vi khuẩn gấp 10 lần so với các tế bào và hầu hết vi khuẩn đều chứa trong đường ruột. Vì vậy, Mẹ nên bổ sung thêm món ăn có thơm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cả nhà mình nhé!

Hy vọng thông tin từ Món Ngày Mỗi Ngày sẽ giúp ích cho Mẹ nhiều hơn trong bữa ăn hằng ngày nè!

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

 Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày học lại cách làm món Gà ác tiềm thuốc bắc đơn giản nhất, ngon nhất qua công thức gợi ý bên dưới nhé!

Nếu nhắc đến các món chay thì không thể nào không kể đến loại nguyên liệu đó là sườn chay, với thành phần tự nhiên là đậu nành, lúa mì, bột khoai sọ, gia vị chay... khi chế biến có mùi thơm, vị ngọt và dai dai như thịt heo.

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc tập thể dục thể thao thì việc kết hợp với thực đơn hàng ngày với các món ăn dinh dưỡng cùng một chế độ ăn lành mạnh

Nước cốt dừa hay còn gọi là sữa dừa có mùi vị thơm béo và thường được sử dụng trong các món ăn vặt

Làm mấy món mực này của Món Ngon Mỗi Ngày cho Ba lai rai vài ly hay cuối tuần đãi tiệc tụ tập bạn bè, gia đình là “số dzách” luôn!

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay 3 loại rau củ có màu tím mà chúng ta thường thấy trong thực đơn hàng ngày nha!

Thịt ba rọi có thể dùng để chế biến thành các món ăn đa dạng và phong phú. 

Chỉ cần 3 gói Blendy cùng vài nguyên liệu thôi là đã có thể làm ngay một ly kem chính hiệu “nhà làm” hương vị ngon hơn ngoài tiệm luôn rồi!

Nấm đông cô không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon, từ món chay đến món mặn; mà còn chứa khá nhiều đạm, giàu Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. 

Bên cạnh cá ngừ, cá thu, cá hồi,… thì cá chim cũng là một trong những nguyên liệu dinh dưỡng tuyệt vời

Vậy loại thực phẩm có chứa nhiều Kali là những , hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay trong bài viết này nha!

Món Ngon Mỗi Ngày có một công thức nấu xốt thơm ngon tuyệt đỉnh mà ăn kèm với món cá nào cũng hợp, đặc biệt là món cá chim chiên vô cùng dinh dưỡng.

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
2 Người
Dễ Dễ
5 Phút
2 Người
Dễ Dễ
10 Phút
4 Người
Dễ Dễ
40 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
30 Phút
4 Người
Dễ Dễ
20 Phút
4 Người
Dễ Dễ
20 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.