Tất tần tật dinh dưỡng từ “lá hẹ” mà cả nhà nên biết
24/07/2019
Lá hẹ không chỉ đơn thuần là một thực phẩm chế biến món ăn, mà còn được xem là một loại thuốc tự nhiên nhờ thành phần dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của chúng. Vậy cụ thể, dinh dưỡng và công dụng từ lá hẹ như thế nào nhỉ? Cả nhà hãy cùng …
Lá hẹ không chỉ đơn thuần là một thực phẩm chế biến món ăn, mà còn được xem là một loại thuốc tự nhiên nhờ thành phần dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của chúng.
Vậy cụ thể, dinh dưỡng và công dụng từ lá hẹ như thế nào nhỉ? Cả nhà hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay câu trả lời chính xác nhất nhé!
Lá hẹ nên ăn thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe – (Ảnh: doktersehat.com)
Thành phần dinh dưỡng từ lá hẹ
Cũng như các loại rau củ khác, trong lá hẹ có chứa nhiều vitamin (A, C, B1, E, K,..), các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: canxi, sắt, đồng,… và chứa rất ít calories. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết trong lá hẹ còn có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh như: sulfit, odorin và allcin.
Công dụng tuyệt vời từ thành phần dinh dưỡng của hẹ
1/ Trị cảm ho, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng
Trong hẹ có một chất rất đặc biệt có tên “sulfide”, chất này tạo nên mùi hương đặc biệt của hẹ và có tác dụng trong việc kháng viêm diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Hẹ còn dùng để chữa các bệnh mẩn ngứa ngoài da, sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng, giảm đau nhức răng rất hiệu quả.
Mẹ có thể dùng lá hẹ để thay thế thuốc kháng sinh, chữa cảm, trị ho cho cả nhà bằng cách hấp hoặc chưng lá hẹ với mật ong đường phèn hoặc qua các món canh ấm nóng có hẹ như: Canh hẹ nấu thịt, canh hẹ thanh nhiệt,…
Dùng lá hẹ để thay thế thuốc kháng sinh – Món canh hẹ nấu thịt
2/ Tốt cho tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa
Tương tự như tỏi, lá hẹ có chứa allicin – có tác dụng giảm huyết áp và hạn chế cholesterol không tốt sản sinh trong cơ thể, lưu thông máu cho một trái tim khỏe mạnh, chữa các bệnh liên quan đến huyết quản hay cao huyết áp.
Một lượng lớn vitamin và chất xơ trong lá hẹ cũng góp phần ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa, điều trị các bệnh về đường ruột, táo bón, trĩ, viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh, giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột.
Hẹ chữa các bệnh liên quan đến huyết quản hay cao huyết áp – Món Giá hẹ xào lòng gà
3/ Làm đẹp da, tốt tóc
Không chỉ tốt cho sức khỏe cả nhà, mà lá hẹ còn mang lại tác dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp da, giữ dáng của Mẹ, cụ thể:
- Đẹp da: Với tính kháng khuẩn, ăn hẹ thường xuyên sẽ giúp Mẹ có làn da sáng và giảm mụn rõ rệt mà không cần dùng tới bất kỳ loại thuốc hay kem trị mụn nào. Đặc biệt là chữa các bệnh về nhiễm trùng da, giúp da mau lành, dưỡng ẩm và làm mềm da khô.
- Giảm cân: Chất xơ và hàm lượng calories thấp chính là ưu điểm để Mẹ đưa vào danh sách chế độ ăn kiêng, giữ dáng.
- Đen tóc: Hẹ còn có tác dụng điều tiết các sắc tố đen ở chân tóc, làm cho tóc càng thêm bóng mượt.
Lá hẹ còn mang lại tác dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp da, giữ dáng – Món Nhộng xào bông hẹ
Cần lưu ý gì khi ăn hẹ?
- Hẹ có thể ăn sống trong các món xào, trộn,… Tuy nhiên, cũng như các loại rau lá xanh khác (rau chân vịt, bông cải xanh,…) không nên ăn hẹ đã chế biến qua đêm, vì hàm lượng nitrat trong lá hẹ khi nấu chín và để trong thời gian dài, nó sẽ dễ dàng chuyển thành nitrit (một chất gây ung thư).
- Hẹ thích hợp để ăn cùng với những loại thịt có chứa hàm lượng B1 phong phú như thịt lợn nhưng lại kị với thịt trâu và mật ong.
- Nấu hẹ chín quá kĩ sẽ làm hẹ mất chất, vì vậy nên chế biến hẹ với lửa to và thao tác thật nhanh.
Hy vọng những thông tin dinh dưỡng từ Món Ngon Mỗi Ngày sẽ giúp Mẹ và cả gia đình hiểu rõ hơn về lá hẹ, mang lại cho cả gia đình chế độ ăn hợp lý và sức khỏe tốt nhất.
Mẹ quan tâm có thể tham khảo thêm một số món ăn được chế biến với hẹ Tại đây nhé!
Nguồn: Tổng hợp