Tác động của nhiệt độ đến các nhóm chất

4452 lượt xem
06/07/2017

Trong quá trình chế biến thức ăn, với sự tác động của nhiệt độ, lượng dưỡng chất trong các nguyên liệu chắc chắn sẽ bị hao hụt, nên việc ứng dụng các bí quyết, mẹo nấu ăn ngon mà vẫn hiệu quả vào quá trình nấu ăn là một điều hết sức cần thiết. Đối …

Trong quá trình chế biến thức ăn, với sự tác động của nhiệt độ, lượng dưỡng chất trong các nguyên liệu chắc chắn sẽ bị hao hụt, nên việc ứng dụng các bí quyết, mẹo nấu ăn ngon mà vẫn hiệu quả vào quá trình nấu ăn là một điều hết sức cần thiết. Đối với mỗi nhóm dưỡng chất, sự ảnh hưởng của nhiệt độ cũng sẽ khác nhau.

Tác động của nhiệt độ đến các nhóm chất
Tác động của nhiệt độ đến các nhóm chất

Việc tìm hiểu các bí quyết, mẹo nấu ăn ngon, hiệu quả là điều cần thiết để giữ lại giá trị dinh dưỡng vốn có của các loại thực phẩm

1. Với chất béo

 

Chất béo (lipit) khi bị đun lâu trên nhiệt độ cao, thành phần axit béo không no sẽ dễ bị oxy hóa, các liên kết đôi sẽ dễ dàng bị bẻ gãy, làm mất tác dụng vốn có, đồng thời tạo ra các chất trung gian gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ nên lưu ý không tái sử dụng dầu mỡ đã dùng để chiên, rán ở nhiệt độ cao.

 

2. Với chất đạm

 

Chất đạm (protit) sẽ bị thoái hóa ở nhiệt độ 700C. Thêm vào đó, khi đun nóng liên tục sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của protit giảm rõ rệt. Các thực phẩm có hàm lượng đạm cao như cá, trứng, thịt đều sử dụng nhiệt độ trên 700C để làm chín và diệt khuẩn nhưng không kéo dài thời gian chế biến, đặc biệt là khi dùng phương pháp rán, quay, nướng.

 

3. Với chất đường bột

 

Chất đường bột (gluxit) là tổng hợp các loại đường đơn giản không có nhiều biến đổi đáng kể khi đun trên nhiệt độ cao: tinh bột, celluloza, đường đơn, đường kép. Trong môi trường khô, các chất đường bột khi bị đun nóng sẽ biến đổi thành phần, sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe. Vì vậy cần lưu ý sử dụng nước trong quá trình chế biến.

 

4. Với vitamin

 

Đây là nhóm dưỡng chất dễ chịu tác động của nhiệt độ nhất. Vitamin nhóm A, D, E, K khá bền với nhiệt độ, chỉ bị hao hụt khoảng 15 – 20%. Vitamin nhóm B, C có thể bị mất đến 90%. Mẹo nấu ăn ngon, hiệu quả nhất trong trường hợp này là chọn loại rau, quả tươi, sau khi gọt, thái thì cần chế biến ngay, rút ngắn thời gian đun nấu, và chỉ cho rau vào nước đang sôi khi dùng phương pháp luộc để đảm bảo giữ lại tối đa giá trị dinh dưỡng vốn có.



Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Để luôn mang đến những bữa ăn ngon và an toàn nhất cho cả nhà, các chị em mình hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày ghi nhớ những mẹo vặt nhà bếp này

Với 23 công thức các món chua cay siêu ngon, đơn giản, dễ nấu từ Món Ngon Mỗi Ngày, hy vọng sẽ mang lại cho cả thêm đa dạng hơn về hương vị cũng như thành phần dinh dưỡng.

Với bảy loại thực phẩm dinh dưỡng kể trên, nhà mình có thể kết hợp ngay vào những thực đơn hàng ngày để bảo vệ cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm họng đang diễn ra tại thời điểm chuyển mùa này đấy nha!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Trung bình Trung bình
40 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
20 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.