Học dân tộc Thái cách làm món truyền thống “Cá nướng Pa Pỉnh Tộp”
13/06/2019
Nói đến dân tộc Thái vùng Tây Bắc, mọi người sẽ nhớ đến ngay chiếc khăn Piêu, điệu múa xòe, nhảy sạp, lễ hội hoa ban truyền thống,…Ngoài nền văn hóa cực kỳ độc đáo, người Thái còn nổi tiếng về ẩm thực truyền thống với những món ăn được chế biến công phu. Vậy …
Nói đến dân tộc Thái vùng Tây Bắc, mọi người sẽ nhớ đến ngay chiếc khăn Piêu, điệu múa xòe, nhảy sạp, lễ hội hoa ban truyền thống,…Ngoài nền văn hóa cực kỳ độc đáo, người Thái còn nổi tiếng về ẩm thực truyền thống với những món ăn được chế biến công phu.
Vậy đặc điểm gì đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong cách chế biến món ăn của người Thái? Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay nhé!
1/ Nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên
Người Thái chỉ dùng thịt trâu, thịt bò, cá, gà,…có sẵn nhà nuôi, thậm chí gia vị để ướp cũng hoàn toàn tự nhiên như là hạt “mắc khén” (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối…
Nguồn nguyên liệu rất đa dạng, ví dụ như: Nhộng ong, cá suối, măng lay, măng đắng, măng ngọt, cải ngồng…tùy theo mùa mà người Thái sẽ chế biến các món ăn khác nhau.
Hạt mặc khén rừng Tây Bắc (Nguồn:nongsandungha.com)
2/ Không dùng dầu mỡ để chế biến đồ ăn
Khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ mà thiên hướng về hương vị tự nhiên bằng cách phối hợp các vị đắng – cay – mặn – chát một cách cầu kỳ. Vì vậy, tất cả các món nướng, luộc, hấp, hun khói,…của người Thái đều có hương thơm đặc biệt, rất đậm đà và giàu chất dinh dưỡng.
3/ Phương pháp chế biến hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ xa xưa
Không giống với bất kì dân tộc nào khác, điểm độc đáo trong phương pháp chế biến món ăn của người Thái chính là hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời nọ, không qua bất cứ trường lớp nào cũng như không bị ảnh hưởng, pha trộn bởi bất kì nền văn hóa nào khác.
4/ Các món ăn nổi tiếng của dân tộc Thái và cách chế biến
Những món ăn truyền thống cực kì nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trong những bữa cơm hằng ngày của người Thái có thể kể đến như: khảu lam (cơm lam), nhứa mù khủa (thịt lợn hấp), nhứa giảng (thịt trâu hun khói),cáy pỉnh (gà nướng)… Và đặc biệt là món Pa Pỉnh Tộp (Cá nướng) cùng chẩm chéo (là gia vị cổ truyền của dân tộc Thái).
Cả nhà có thể khám phá hương vị tuyệt vời của món “Cá nướng Pa Pỉnh Tộp” theo công thức của Món Ngon Mỗi Ngày bên dưới đây!
Video hướng dẫn chi tiết – Cá nướng Pa Pỉnh Tộp
Nguyên liệu:
- Cá rô phi 1 con (1kg)
- Hành tím băm 3M
- Hạt mắc khén 2m
- Húng lủi cắt nhỏ 2M
- Húng quế cắt nhỏ 2M
- Sả băm 2M
- Ớt sừng bỏ hạt, cắt nhỏ 1 quả
- ĂN KÈM: Xà lách, rau thơm, dưa leo, quả tắc
- Gia vị: Bột ngọt AJI-NO-MOTO® , Bột canh
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hạt mắc khén rang thơm, giã bể (để làm tăng mùi thơm đặc trưng của gia vị).
- Ớt sừng băm giã nhuyễn.
Bước 2: Sơ chế cá
- Cá rô phi làm sạch, cắt dọc lưng cá làm đôi, lóc bỏ xương sống và xương lườn, khứa 2 đường chéo bên ngoài thịt cá.
Bước 3: Làm gia vị ướp cá
- Trộn đều hành tím, rau húng lũi, rau húng quế, sả băm với 1m hạt mắc khén, 2m Bột canh, 1/2m Bột ngọt AJINOMOTO®, 1M ớt sừng băm.
Bước 4: Ướp cá
- Nhồi vào trong bụng cá 1/2 hỗn hợp gia vị, 1/2 hỗn hợp còn lại thì xát đều bên ngoài thịt cá sao cho gia vị thấm đều.
Bước 5: Nướng cá
- Bật nóng lò nướng ở 250 độ, cho cá vào lò, nướng trong 20 phút hoặc đến khi lớp da cá chín vàng, lấy ra dĩa.
Bước 6: Pha chẩm chéo
- Trộn đều 1M Bột canh, 1/2m hạt mắc khén giã, 1m ớt sừng, 1M rau gia vị lấy từ trong bụng cá đã nướng, vắt vào 1 trái tắc.
Hoàn thành: Xếp cá nướng Pa pỉnh tộp ra dĩa, ăn kèm xà lách, rau thơm, chấm với chẩm chéo.
Cá rô phi nướng vàng đều, thịt săn chắc không bị khô , trên da cá là mùi thơm hấp dẫn của các loại rau thơm kết hợp với hạt mắc kén. Chẩm chéo không những giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn điểm nhấn quan trọng nhất của món “Cá nướng Pa Pỉnh Tộp”.