Bí quyết kết hợp ngũ vị có thể Mẹ chưa biết?
27/08/2019
Mẹ có biết, nếu biết cân bằng ngũ vị chua – cay – mặn – ngọt – đắng trong các bữa ăn hằng ngày của cả gia đình sẽ giúp cả nhà hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, bồi bổ ngũ tạng và bảo vệ sức khỏe cơ thể cho cả nhà không nhỉ? Hãy …
Mẹ có biết, nếu biết cân bằng ngũ vị chua – cay – mặn – ngọt – đắng trong các bữa ăn hằng ngày của cả gia đình sẽ giúp cả nhà hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, bồi bổ ngũ tạng và bảo vệ sức khỏe cơ thể cho cả nhà không nhỉ?
Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay ý nghĩa của ngũ vị và bí quyết kết hợp sao cho đúng và an toàn nhé!
Cân bằng ngũ vị giúp bồi bổ ngũ tạng cho cả nhà – Ảnh: baeko-magazin.de
Mối quan hệ giữa Ngũ hành – Ngũ tạng – Ngũ vị
Rất nhiều người tưởng rằng việc phối hợp màu sắc hương vị chỉ để cho đẹp mắt và điều hòa hương vị cho món ăn, nhưng thực ra cân bằng ngũ vị cũng giống như điều chỉnh thân thể, lấy ngũ sắc và ngũ vị để đối ứng ngũ hành, điều chỉnh ngũ tạng, từ đó duy trì cân bằng âm dương cho cơ thể.
Lấy ngũ sắc và ngũ vị để duy trì cân bằng âm dương cho cơ thể
Theo học thuyết từ xa xưa để lại, có năm hành chính là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ – năm hành này đối ứng ngũ tạng: Phế – Can – Thận – Tâm – Tỳ và liên đới với ngũ vị là Cay – Chua – Mặn – Đắng – Ngọt. Các chuyên gia ẩm thực từ ngày xưa truyền lại rằng, mỗi ngày trong ăn uống ẩm thực, ăn đầy đủ ngũ sắc và ngũ vị này, thì có thể giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng khỏe mạnh.
Mỗi cơ quan tương ứng với một vị, cụ thể:
- Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa).
- Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim).
- Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc).
- Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ).
- Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị – hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy).
Cân bằng ngũ vị là giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh – Món Sườn nướng ngũ vị
Kết hợp ngũ vị theo 4 mùa
Không chỉ cần cân bằng ngũ vị cho cơ thể, mà ngũ vị còn cần phải được điều tiết cho phù hợp với thời tiết theo từng mùa trong năm để giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ đồ ăn hiệu quả hơn, cụ thể:
- Mùa Xuân: cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt,
- Mùa Hạ: nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm;
- Mùa Thu: cần “giảm cay tăng chua”;
- Mùa Đông: nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng.
Cân bằng ngũ vị theo 4 mùa cũng mang lại sức khỏe tốt cho cả nhà – Món Chả giò ngũ vị
Phối hợp ngũ vị trong món ăn như thế nào cho đầy đủ?
Trong 5 vị, thì vị mặn, ngọt, chua là có thể dễ nhận biết và quen thuộc nhất trong các bữa ăn hằng ngày, thế nhưng vị cay và vị đắng thì nên được kết hợp như thế nào và bằng nguyên liệu gì?
Đối với vị cay, Mẹ có thể dùng gừng, hành, hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, hạt anh túc,…) để thay thế gia vị có sẵn bẳng cách rắc hoặc cho trực tiếp vào món ăn khi nấu (tùy món). Ngoài ra, Mẹ có thể lấy vị đắng từ vỏ của củ quả như: ăn dưa chuột cả vỏ, ép nước cam, nước táo ép cả vỏ và hạt,…
Mẹ có thể dùng gừng, hành, hạt tiêu, ớt đỏ thay thế cho gia vị cay – Món Vịt kho ngũ vị
Một số gợi ý thêm cho Mẹ về cách phối hợp nguyên liệu và ngũ vị, ví dụ như:
Đậu phụ ăn sống với bột gừng hành, để trung hòa tính chất hàn lạnh từ đậu hoặc cá và thịt, phối hợp với củ cải xay và chanh để giúp tiêu hóa, khử mùi hôi tanh và phân giải chất béo, phối với củ cải ngựa để khử khuẩn, đều là phương pháp ẩm thực âm dương cân bằng và vô cùng lành mạnh,…
Hy vọng những thông tin của Món Ngon Mỗi Ngày sẽ đem lại cho Mẹ hiểu hơn về 5 loại ngũ vị và có cái nhìn mới hơn trong việc chế biến đồ ăn sao cho phù hợp và tốt cho sức khỏe nhất nè!
Nguồn: Tổng hợp