Những ai nên hạn chế ăn rau sống?
29/08/2019
Các món rau sống như salad rất dễ ăn, ngon miệng lại rất tốt cho cơ thể trong việc cân bằng trọng lượng cơ thể, thanh lọc và tốt cho tiêu hóa, thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhiều rau sống đâu nhé! Món Ngon Mỗi Ngày và Mẹ cùng tìm hiểu …
Các món rau sống như salad rất dễ ăn, ngon miệng lại rất tốt cho cơ thể trong việc cân bằng trọng lượng cơ thể, thanh lọc và tốt cho tiêu hóa, thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhiều rau sống đâu nhé!
Món Ngon Mỗi Ngày và Mẹ cùng tìm hiểu xem có ai trong nhà mình nằm trong danh sách hạn chế ăn rau sống không nha!
Không phải ai cũng nên ăn nhiều rau sống – (Ảnh: 1health.id)
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trong thành phần của các loại rau sống có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi như tinh dầu, vitamin C, B, men tiêu hóa, đường, carbohydrat giúp cơ thể kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau co thắt, hỗ trợ đường tiêu hóa,… Ngoài ra, còn có một số loại rau có chứa thành phần sulfur (lưu huỳnh) có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành các tế bào tự do – là tác nhân chính gây ung thư.
Tuy có rất nhiều thành phần có lợi nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra không phải ai cũng có thể ăn rau sống:
1. Người bị rối loạn tiêu hóa:
Đặc tính của rau chính là nhiều chất xơ, người mắc các chứng rối loạn tiêu hóa khi ăn rau sống sẽ có nhưng triệu chứng khó chịu như: đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, thậm chí còn làm giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng. Chỉ nên ăn rau khi đã được chế biến chín như món canh, món xào,…
Người mắc rối loạn tiêu hóa nên ăn các món canh rau đã qua chế biến – Món Canh gà cải bó xôi
2. Người bị hội chứng ruột kích thích
Giống như rối loạn tiêu hóa, những người bị chứng bệnh ruột kích thích, khi ăn nhiều rau sống sẽ dẫn đến tình trạng bị đầy hơi kéo dài, co thắt dạ dày và có cảm giác muốn đi đại tiện ngay. Tuyệt đối không nên ăn những món salad, gỏi trộn,..
3. Người bị viêm đại tràng
Nhiều loại rau có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose như: rau chân vịt, cải bắp, măng, cà, dưa chuột,… Đối với người khỏe mạnh, chất này không gây ảnh hưởng gì cho cơ thể, ngược lại còn giúp hệ thống tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh viêm đại tràng thì chất này có thể làm tổn thương thành ruột, do cellulose không tan trong nước mà chỉ hút nước, làm tăng khối lượng chất bã.
Thay vì dùng các món rau sống, có thể thay bằng các món súp rau củ xay nhuyễn, canh rau lá mềm như rau mồng tơi, rau đay,…
Nên ăn những canh rau lá mềm như rau mồng tơi, rau đay,..để tốt cho đại tràng – Món Canh mồng tơi bắp nụ
4. Bệnh nhân suy thận
Rau dền, đậu hà lan, củ cải đường, măng tây,… là những loại rau chứa nhiều Kalii và photpho. Những người mắc bệnh thận được khuyên là không nên ăn quá nhiều rau có chứa hai chất này, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.
5. Phụ nữ mang thai
Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng nằm ẩn bên trong lá, có thể gây nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi.
Trong quá trình mang thai tuyệt đối không ăn rau sống, nên ưu tiên lựa chọn những loại rau có màu xanh đậm hoặc có màu sắc sặc sỡ như: bông cải xanh, bông atisô, tần ô, xà lách xoong, rau chân vịt (rau bina), rau má, rau muống, rau cải ngọt, cải cầu vồng, rau cần, mồng tơi, rau đay, rau dền, rau lang… đã qua chế biến và nấu chín.
Mẹ mang thai chỉ nên ăn rau đã qua chế biến và nấu chín – Món Canh cải cầu vồng nấu cua
6. Cơ thể có mùi khó chịu
Những người có mùi khó chịu ở cơ thể khi ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh (các loại rau họ cải, măng tây,..) sẽ khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Ngoài ra, ăn nhiều những loại rau màu sẫm cũng có thể làm cho nước tiểu có màu.
Cách tốt nhất để thưởng thức món rau sống an toàn và dinh dưỡng
Các chuyên gia đưa ra phương pháp hấp là cách tốt nhất để giữ cho các enzyme, vitamin, phytochemical và tinh dầu và nước còn nguyên vẹn trong rau hoặc sử dụng lò vi sóng để chế biến rau.
Xào rau nhanh cũng giữ lại được một số chất dinh dưỡng.
Rau sống thường được trồng ở đất. Cần ngâm rửa rau dưới vòi nưới thật kỹ để tránh việc cơ thể dễ nhiễm ký sinh trùng.
Không rửa rau sau khi cắt hoặc thái nhỏ, vì các vitamin tan trong nước như C và nhóm B có thể mất hơn 50% trong quá trình rửa.
Chúc cả nhà sẽ có nhiều món ăn ngon, phù hợp cho sức khỏe của cả nhà qua những thông tin này của Món Ngon Mỗi Ngày nhé!
Nguồn: Tổng hợp