Hơn 20+ lỗi nấu ăn cơ bản mà chị em cần tránh

277 lượt xem
07/12/2023

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày điểm danh lại hơn 20+ lỗi nấu ăn phổ biến nhất mà có thể các chị em nội trợ đã từng trải qua ít nhất một lần trong bài viết này nhé!

Dù Mẹ ở nhà là đầu bếp chuyên nghiệp của cả gia đình thì đương nhiên vẫn không thể tránh những lỗi sai trong khi nấu ăn phải không nè?

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày điểm danh lại hơn 20+ lỗi nấu ăn phổ biến nhất mà có thể các chị em nội trợ đã từng trải qua ít nhất một lần trong bài viết này nhé!

1. Sử dụng dầu ô liu cho tất cả các món ăn

Dầu ôliu nguyên chất tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải là món nào cũng dùng được đâu Mẹ nhé! Nếu dùng dầu ô liu để nấu các món ở nhiệt độ cao, sẽ làm phá hủy các chất chống oxy hóa trong dầu, làm thay đổi hương vị thơm ngon và giảm dưỡng chất, đặc biệt là dễ cháy khét gây ra các chất độc hại cho cơ thể.

Dầu ô liu chỉ nên dùng trong chế biến các món cần nhiệt độ thấp như salad/ trộn – Ảnh: ochsner-craft

Do đó, dầu ô liu được khuyên dùng trong chế biến các món cần nhiệt độ thấp như salad/ trộn hay dùng để rưới lên món ăn sau khi đã chế biến xong. Ngược lại, không nên dùng để làm các món chiên, xào nhé!

2. Dùng sai kích cỡ xoong, chảo

Mẹ có biết, nếu như nấu quá ít mà Mẹ dùng kích cỡ quá to hay nấu quá nhiều mà dùng xoong/chảo có kích cỡ quá bé; cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng món ăn không nè!

Việc dùng sai kích thước sẽ làm giảm chất lượng món ăn, ví dụ như: chín không đều, dễ cháy khét, không thể đảo đều nguyên liệu khi nêm gia vị,… Vì vậy, gian bếp nên có ít nhất 2 – 3 kích cỡ xoong/ chảo khác nhau. Hoặc nếu không có điều kiện,  lượng thức ăn quá nhiều Mẹ nên chia ra thành nhiều lần nấu, chứ không nên nhồi nhét hết vào một lần nha!

3. Làm nóng chảo quá nhanh

Việc làm nóng chảo quá nhanh ở nhiệt độ cao sẽ làm cho lượng nhiệt không được phân bố đều trên mặt chảo và lòng chảo; dẫn đến thức ăn dễ bị cháy khét ở giữa chảo. Để tránh tình trạng này, Mẹ hãy làm nóng chảo từ từ ở mức lửa nhỏ đến to dần, rồi mới cho thức ăn vào chế biến.

4. Không rã đông thịt ở nhiệt độ phòng trước khi nấu

Nên rã đông thịt ở ngoài nhiệt độ phòng khoảng 30 phút trước khi nấu – Ảnh: huffingtonpost

Để món ăn ngon hơn, Mẹ nên lấy thịt ra khỏi tủ lạnh và rã đông ở ngoài nhiệt độ phòng khoảng 30 phút trước khi nấu để đảm bảo thịt được chín đều nha!

5. Không kiểm tra dụng cụ nấu ăn trước khi nấu

Thường thì chúng ta ít khi kiểm tra hoặc vệ sinh lại dụng cụ nấu ăn trước khi nấu. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, Mẹ nên kiểm tra xem dụng cụ nấu nướng đã được rửa sạch trước khi nấu chưa, vì vết bẩn còn bám lại trên dụng cụ nấu ăn sẽ gây hại.

6. Sử dụng những loại rau gia vị khô thay vì rau tươi

Thực tế, các loại rau gia vị khô được sản xuất và thêm chất, nên thường có mùi nồng hơn và sẽ làm gia tăng thêm hương vị cho món ăn của hơn các loại rau gia vị tươi. Vì vậy, nếu Mẹ có thói quen sử dụng rau gia vị khô, hãy chỉ sử dụng khoảng 1/3 lượng công thức yêu cầu để bảo đảm vị ngon cho món ăn nhé!

7. Không nếm thử thức ăn trước khi bày món

Dù có là món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày đi chăng nữa, thì Mẹ vẫn nên thử lại món ăn sau khi nêm nếm và trước khi bày món nhé! Mỗi một lần nấu sẽ có những lần ước lượng khác nhau mà chúng ta không thể kiểm soát, nếu không muốn mất “phong độ” trước mặt khách đến chơi nhà thì phải nêm nếm kỹ lưỡng một chút nha!

8. Thái thịt không đúng cách

Cắt miếng thịt ngang thớ để không bị dai khi ăn – Ảnh: istockphoto

Thái dọc theo thớ thịt thoáng nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng điều đó sẽ khiến miếng thịt bị dai khi ăn đó nha! Bởi vậy, hãy cắt miếng thịt ngang thớ nha Mẹ ơi!

9. Thái thịt ngay khi vừa nấu xong

Thịt vừa được nấu sẽ có nước tụ ở giữa miếng thịt, khi cắt thịt sẽ bị chảy nước, miếng thịt không nguyên vẹn, mất thẩm mỹ. Vì vậy, hãy để thịt nguội trên đĩa một lát trước khi cắt nha! Ngoài ra, mỗi miếng thịt dày mỏng khác nhau có thời gian chờ khác nhau. Ví dụ, nếu luộc gà nguyên con, thì 20-30 phút là khoảng thời gian hợp lý, còn với một miếng ức gà hay miếng thịt heo, thịt bò nhỏ thì 5 -10 phút là đủ.

10. Nấu tỏi quá kỹ

Việc nấu tỏi quá kỹ sẽ làm giảm đi dưỡng chất có trong tỏi, ngoài ra tỏi rất dễ cháy nên khi món ăn của cả nhà cần nấu ở nhiệt độ cao và cần phải cho tỏi băm, thì tốt hơn là Mẹ nên cho tỏi vào cuối cùng nhé!

11. Chiên trứng ở nhiệt độ quá cao

Hãy chiên với nhiệt độ thấp vừa phải để trứng chín mềm ngon hơn – Ảnh: kitchenstories

Chiên trứng ở mức lửa lớn đúng là sẽ nhanh chín hơn, nhưng khi ăn lại bị khô. Hãy chiên với nhiệt độ thấp vừa phải và tắt bếp ngay khi chúng vừa chín tới để đảm bảo rằng cả nhà mình sẽ có một món trứng chiên mềm thơm ngon nha!

12. Luộc trứng không đúng thời gian

Trước khi bắt đầu luộc trứng, Mẹ hãy quyết định xem cả nhà mình thích ăn món trứng đó như thế nào, cần chín kỹ hay cần lòng đào,… Nếu cả nhà ăn trứng mềm, có thể luộc khoảng 6 phút, nếu cả nhà muốn trứng chín kỹ hoàn toàn với lòng đỏ và lòng trứng tách biệt, có thể luộc trong 9 phút là chuẩn nhất.

13. Lật thức ăn quá sớm

Để miếng thịt chín một mặt trước, sau đó mới lật sang mặt còn lại – Món Bò bít tết

Đối với các món chiên, áp chảo và đặc biệt là bò bít tết, Mẹ nên để miếng thịt chín một mặt trước, sau đó mới lật sang mặt còn lại để miếng thịt chín đều và ngon hơn nha!

14. Luộc ở nhiệt độ cao

Mọi người đều mặc định luộc rau hoặc thịt ở nhiệt độ cao sẽ mau chín hơn. Nhưng thật ra điều đó sẽ làm cho món ăn của cả nhà bị dai, chín nhũn bên ngoài sống bên trong hoặc quá nhừ. Tốt nhất là nên để nhiệt độ vừa sao cho nước luộc sôi vừa phải và thức ăn chín từ từ nhé!

15. Sự khác nhau giữa đun sôi và đun sủi

Đun sủi và đun sôi là hai khái niệm khác nhau. Tùy món ăn mà Mẹ cần phải lưu ý áp dụng cách nấu khác nhau. Nếu món ăn đó chỉ yêu cầu nước sôi vừa tới, nghĩa là ở mức đun sủi hay ninh nhỏ lửa, thì chỉ nên điều chỉnh lửa/nhiệt độ vừa phải sao cho thỉnh thoảng có một vài bong bóng nổi lên. Còn nếu món ăn đó yêu cầu đun sôi thì có nghĩa là mẹ cần để lửa lớn và lâu hơn cho đến khi hiện tượng sôi sục, nhiều bong bóng xuất hiện nhé!

16. Không đọc hết công thức nấu ăn

Dù Mẹ đang làm món ăn đó lần đầu tiên hay lần thứ năm thì trước khi bắt tay vào chế biến, Mẹ vẫn cần phải nắm chắc công thức nấu ăn, xác định đầy đủ những nguyên liệu mình cần và cách nấu như thế nào? Để tránh tình huống là khi đang nấu, lại phát hiện ra rằng mình đang thiếu một thành phần quan trọng, hoặc lẽ ra món ăn này cần ướp với gì đó trong vài giờ trước khi nấu.

17. Dùng sai dao

Hãy dùng đúng loại dao chuyên dụng để mang lại tính thẩm mỹ cho món ăn – Ảnh: techgearlab

Đừng dùng con dao cắt bánh mì để thái rau, thậm chí là chặt xương hay thái thịt nha! Thay vào dó, hãy dùng đúng loại dao chuyên dụng để có thể kiểm soát và mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cho món ăn.

16. Không để rau ráo nước trước khi xào

Nước còn đọng trên rau xanh (hoặc nấm) trong khi Mẹ đang xào chúng với dầu ăn không phải là điều tốt đâu nhé! Không chỉ có tiếng lộp bộp nổ bắn tung tóe, phần nước đọng đó còn gây ra hơi nước, khiến các món xào của cả nhà sũng nước, xỉn màu và mềm nhũn hoặc nát nữa đó.

17. Làm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng ở nhiệt độ quá cao

Không nên quay đồ ăn trong lò vi sóng ở nhiệt độ cao đâu Mẹ ơi! Vì thức ăn sẽ không được nóng đều và hương vị sẽ bị biến đổi, thậm chí là ảnh hưởng cả đến chất lượng món ăn hoặc có thể làm hỏng hoàn toàn món ăn đấy. Thay vì thế Mẹ hãy để để nhiệt độ thấp hơn và tăng thời gian làm nóng nhiều hơn nhé!

18. Không sử dụng nhiệt kế lò nướng

Dùng nhiệt kế lò nướng để bảo đảm chính xác nhiệt độ yêu cầu khi chế biến – Ảnh: Reviewed

Mỗi một hãng sản xuất sẽ có những mức nhiệt độ khác nhau, không phải loại nào cũng như loại nào đâu nhé! Chưa kể nhiệt độ trong lò nướng dùng lâu năm cũng giảm đáng kể sau thời gian sử dụng nữa nè! Nếu không muốn những chiếc bánh nhà mình khét lẹt hoặc chín không đều, Mẹ tốt nhất nên có một cái nhiệt kế lò nướng gắn kèm theo nha!

19. Chiên quá nhiều đồ ăn trong một chảo dầu

Cố gắng nhồi nhét tất cả những thực phẩm đã được chuẩn bị sẵn vào trong một chảo dầu để có thể chiên xong ngay một lần không hề tiện lợi và nhanh như Mẹ nghĩ đâu nha! Không gian quá chật sẽ khiến thức ăn bị ra nước và hấp thụ hơi nước, khiến các món chiên như đang bị hấp vậy đó!

20. Hâm thức ăn lại nhiều lần

Thức ăn đã chế biến và bảo quản trong tủ lạnh, nếu nấu đi nấu lại quá nhiều lần sẽ làm giảm đi hương vị của món ăn, gây mất chất, thậm chí bị biến chất. Cụ thể, carbohydrates sẽ kết hợp với chất béo tạo ra một hợp chất gây ung thư.

Thế nên, tốt nhất chỉ nên sử dụng đến lần thứ hai và nấu lượng thực phẩm vừa đủ để ăn hết trong một lần nấu thôi nha!

21.Nấu cháo/súp khuấy quá nhiều

Nếu như nấu cháo hoặc súp, khuấy quá nhiều sẽ khiến nồi cháo của bạn cháy khét phần đáy nồi đấy. Thế nên Mẹ chỉ cần bắt lên bếp, để nguyên nồi cho đến khi sôi phần gạo chín nở và chỉ khuấy đều khi gần tắt bếp thôi nhé!

Với 21 mẹo nhỏ nhà bếp Món Ngon Mỗi Ngày gợi ý, hy vọng sẽ giúp Mẹ khắc phục được một vài lỗi cơ bản khi làm bếp, tiến gần hơn với vị trí “đầu bếp xịn xò” nhất của cả gia đình mình nha!

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Củ nghệ không chỉ được sử dụng như một gia vị trong các món ăn mà chúng còn được xem là một loại dược phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Làm hột vịt lộn xào me đơn giản lắm, cùng Món Ngon Mỗi Ngày vào bếp làm thử ngay nha!

Hôm nay, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu cách làm thịt xông khói (bacon) siêu đơn giản ngay tại nhà trong bài viết này nhen!

Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu kĩ hơn và các loại nấm linh chi và thử ngay một số công thức làm món ăn ngon từ nấm linh chi trong bài viết này nha!

Để luôn có những bữa ăn chất lượng nhất và nhiều dinh dưỡng nhất, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu kĩ hơn và luôn dùng đúng các loại thực phẩm sau nha!

Bánh xèo Việt Nam cả nhà có thể đã ăn nhiều rồi, nhưng chưa chắc từng thử qua món bánh xèo Nhật Bản đúng không nè!

Hoa sen được xem là quốc hoa của nước Việt Nam, là loài hoa mang ý nghĩa của sự thanh cao, tinh khiết...thì cây sen còn được biết đến là loại hoa có rất nhiều lợi ích trong đời sống.

Bật mí cho những ai mê trái sấu giống Món Ngon Mỗi Ngày nha, trái sấu không chỉ ngon khi đem ngâm đường đâu, mà còn có thể đem nấu thành món ngon trong thực đơn hàng ngày ăn đó nha!

Nhắc đến đặc sản của ẩm thực miền Bắc không thể nào không kể đến quả sấu với vị chua chua, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau

Nếu chị em mình là “fan cứng” của những món ăn vặt có vị matcha như Món Ngon Mỗi Ngày thì không thể bỏ lỡ 4 công thức làm kem matcha và cách làm trà sữa vị matcha tại nhà đơn giản và siêu “bánh cuốn” này đâu đó nha!

Tàu hũ ky là một loại thực phẩm đã quá quen thuộc với những bữa ăn hàng ngày của người Việt, đặc biệt là những người có sở thích ăn chay thanh đạm.

Thế nên hôm nay, nhất định phải đặc biệt chọn ra 4 món kho chay mới vô cùng hợp với thời tiết những ngày cuối năm để giới thiệu đến mọi người. Những ai có chung sở thích giống Món Ngon Mỗi Ngày thì không nên bỏ qua đâu nhé!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
4 Người
Dễ Dễ
20 Phút
10 Người
Dễ Dễ
10 Phút
4 Người
Dễ Dễ
40 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
2 Người
Dễ Dễ
5 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.