Sa tế là gì và phân biệt các loại sốt sa tế ngon hiện nay

79 lượt xem
02/01/2025

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu thêm về sốt sa tế nhé!

Sa tế là một trong những loại gia vị được rất nhiều người yêu thích bởi mùi vị đặc trưng thơm nồng và vị cay the the làm tăng hương vị thêm cho món ăn.

1. Sa tế là gì?

Sa tế là một hỗn hợp phụ gia thực phẩm được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt bột hoặc ớt tươi và dầu ăn (một số loại có thêm sả băm nhuyễn).

Với vị cay nhẹ đậm đà, sa tế thường được dùng để tẩm ướp nguyên liệu, tạo nên mùi vị hấp dẫn, màu sắc đỏ đặc trưng và mùi thơm nồng nàn cho các món lẩu, món nướng và các món nước khác.

Sa tế được làm từ các loại ớt, dần ăn và một ít dầu điều – Ảnh: assets

Được biết, sa tế xuất hiện đầu tiên ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Loại sa tế có các nguyên liệu chính gốc Ấn Độ xuất phát từ người Mã Lai thuộc đất nước này. Còn sa tế ở Trung Quốc thì có nguồn gốc từ loại sa tế Shacha với các nguyên liệu như: dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá và tôm khô được sử dụng phổ biến ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu.

Nhờ có sa tế, mà các món nướng hay món lẩu trở nên hấp dẫn, thơm ngon và đẹp mắt hơn. Chính vì thế mà sa tế dần được lan rộng và trở thành một loại gia vị phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc,…

2. Phân biệt các loại sa tế?

Sa tế Việt Nam:

Vẫn sử dụng những nguyên liệu cơ bản như: ớt bột và dầu ăn, nhưng sa tế kiểu Việt Nam sẽ cho thêm muối và sả băm nhuyễn, đặc biệt phần dầu được thêm vào rất ít nên vị sa tế này có mùi vị mặn cay rất đậm đà. – Ảnh: glebe

Sa tế Trung Quốc:

Khác với sa tế Việt Nam, sa tế Trung Quốc lại sử dụng rất nhiều dầu để chế biến theo công thức 1/4: 1 phần ớt bột và 4 phần dầu ăn hoặc cứ 30gr ớt bột thì cho 250ml dầu ăn vào pha trộn.

Ngoài ra, người Trung Hoa còn cho thêm một số nguyên liệu khác như: hoa hồi, hoa tiêu, nguyệt quế, thanh quế, thảo quả, đinh hương, bạch đậu khấu, mè trắng, gừng… để tạo thêm mùi vị đặc trưng cho món ăn.

Sa tế Thái Lan:

Thường được gọi với cái tên Tomyum, sa tế kiểu Thái được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt, riềng, sả, lá chanh, me, tôm khô, mắm tôm….. Đây chính là loại gia vị được nêm vào món lẩu, giúp nước dùng có vị chua cay đậm đà rất đặc trưng kiểu Thái.

Dựa trên nguyên liệu

Sa tế cay

Sa tế cay là một loại sa tế mang hương vị truyền thống với sự kết hợp giữa các loại ớt khô, ớt bột và ớt tươi. Loại sa tế này thường được dùng phổ biến trong các món phở, sườn nướng, chân gà nướng, lẩu thái, bánh tráng trộn, dimsum, hủ tiếu và các món súp,… để tạo vị cay và màu sắc hấp dẫn cho các món ăn này.

Sa tế sả

Loại sa tế này được làm bằng cách cho sả băm vào nước dầu nóng để làm chín rồi trộn với ớt khô hoặc ớt bột. Điểm nhấn của sa tế sả là vừa tạo được vị cay cho món ăn vừa đem lại hương thơm đặc trưng của sả, giảm bớt được mùi hăng nồng vốn có của ớt.

Sa tế dừa

Không giống như những loại sa tế khác, sa tế dừa được chế biến theo một công thức riêng và đặc biệt. Người ta lấy những miếng cơm dừa chất lượng nhất đem xay nhỏ rồi trộn với các nguyên liệu cơ bản như ớt và dầu ăn. Cách làm này giúp sa tế có thêm vị beo béo, ngon ngọt tự nhiên của dừa hoà lẫn với 1 chút vị cay nhẹ đặc trưng của ớt.

Sa tế tôm

Sa tế tôm được làm bằng cách đem tôm khô trộn với ớt và dầu ăn để tạo nên phần nước sóng sánh, đẹp mắt và đậm đà gia vị. Điểm nhấn của loại sa tế này nằm ở phần mùi hương gây ấn tượng của tôm khô hoà lẫn với một chút vị cay ngọt nhẹ nhàng rất kích thích vị giác. Chính vì hương vị này mà sa tế tôm thường được dùng để nấu các món lẩu, món phở, bún bò và món canh,…

Nguồn: Tổng hợp (dantri, dienmayxanh)



Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày chu du thế giới và tìm hiểu một số văn hóa ẩm thực ngày Tết Dương lịch trong bài viết này nhé!

Món Ngon Mỗi Ngày đã tổng hợp sẵn bao la là công thức các món ăn vặt ngon có thể dễ dàng làm ngay tại nhà cho các chị em mình lai rai ngày sum họp đầu năm rồi nè!

Nhất định không thể bỏ qua những món chay ngon mới từ Món Ngon Mỗi Ngày sau đây nha!

Món súp mộc nhĩ thịt cua mà ăn kèm với vụn bánh mì chiên giòn; tráng miệng cùng Bánh rán trái cây là ngon số một luôn nhen!

Cùng lưu lại ngay 15 thực đơn mùa đông toàn món ngon ấm bụng cho bữa cơm gia đình miền Bắc mà Món Ngon Mỗi Ngày gợi ý sau đây nhen!

Cả nhà mình hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày đổi gió biến tấu đôi chút với bánh phồng tôm bằng cách nấu phồng tôm như một món súp hay một món bánh canh cua nóng ăn kèm đi nè,

Tuy không còn xa lạ nhưng rất ít người biết được nguồn gốc của bánh phồng tôm, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu thêm về bánh phồng tôm trong bài viết này nha!

Làm tóp mỡ tại nhà thì khá đơn giản, nhưng để có được một mẽ tóp mỡ ngon, giòn lâu, không bị hôi và chất lượng thì cần phải chọn được loại mỡ thích hợp và một số mẹo trong quá trình chế biến. Cách chọn mua mỡ heo làm tóp mỡ Điều đầu tiên …

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày học ngay cách làm tóp mỡ giòn rụm, da vàng đều đẹp mắt qua một số mẹo này nha!

Để cùng giúp sức cho các Con yêu trong các kì thi quan trọng sắp tới, Mẹ hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay 5 loại rau củ tốt cho thị lực cũng như sức khỏe của Con và cả nhà trong bài viết này nhé!

Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu thêm về dinh dưỡng từ nghêu, những lưu ý khi ăn nghêu và cách chế biến nghêu sao cho an toàn nha!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Dễ Dễ
10 Phút
4 Người
Dễ Dễ
25 Phút
4 Người
Dễ Dễ
40 Phút
4 Người
Dễ Dễ
35 Phút
4 Người
Dễ Dễ
20 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.