Mẹo khắc phục một số lỗi thường gặp khi làm bánh bông lan
21/11/2024
Cùng Món Ngon Mỗi Ngày khác phục một số lỗi thường gặp khi làm bánh bông lan mà những chị em lần đầu làm bánh bông lan thường hay mắc phải nhé!
Mục lục
Sau đây là một số mẹo khắc phục những lỗi thường gặp khi làm bánh bông lan mà những chị em lần đầu làm bánh bông lan. Để thành công ngay từ lần đầu làm thì còn chần chừ gì mà không lưu ngay bí kíp lại.
I. Bánh bông lan không nở hoặc nở kèm ngay từ trong lò
Bánh bông lan muốn nở cần được rây kỹ trước khi cho vào hỗn hợp trứng. Nhờ có bước này mà bánh không bị vón cục, mềm thơm.
Ngoài ra, khi nướng bạn tránh để quá lâu sẽ khiến bánh bị mất độ ẩm trở nên khô cứng. Đừng quên đặt bánh vào giữa lò khi nướng để đảm bảo đủ nhiệt độ cho bánh chín đều và thơm hơn nhé.
Một cách cực hay cho những bạn mới học cách làm bánh bông lan, để kiểm tra bánh đã chín hay chưa, bạn chỉ cần cắm nhẹ cây tăm vào giữa lòng bánh. Khi rút ra, tăm trơn không dính bột thì đó là bánh chín. Lưu ý, không mở lò nướng trong thời gian nướng bánh. Bạn chỉ có thể kiểm tra khi bánh bắt đầu có mùi thơm và thời gian nướng quá 30 phút.
Đầu tiên bạn hãy nhớ rằng, bánh được nở và bông xốp chính là nhờ vào những bọt khí được tạo ra trong quá trình đánh bông lòng trắng trứng. Không phải nhờ vào bất kì loại bột nở nào. Chính vì vậy, có thể nói công đoạn đánh bông lòng trắng trứng là một công đoạn rất quan trọng trong việc quyết định độ nở của bánh. Có thể điểm qua những nguyên nhân liên quan đến việc bánh không nở như sau:
- Đánh trứng chưa đủ bông đến độ bông cần đạt
- Trộn bột quá tay, chưa đúng kĩ năng khiến bánh bị vỡ bọt khí
- Bạn đã để chúng ở bên ngoài lâu mà không cho ngay vào lò nướng khiến bọt khí cũng vỡ dần
- Nướng sai nhiệt độ
Cách khắc phục
- Bí quyết để có một mẻ lòng trắng được đánh bông hoàn hảo là que đánh trứng của bạn cần phải tuyệt đối sạch sẽ. Không dính lòng đỏ trứng, bơ, dầu ăn,…
- Đánh lòng trắng trứng đạt tiêu chuẩn, thử trứng đạt chuẩn là trứng khi nhất que đánh trứng lên cao, trứng tạo thành một chóp nhọn xinh xắn, đầu hơi ngoặc sang một bên là đạt.
- Trộn bột kỹ càng theo kỹ thuật fold, trộn nhẹ nhàng từ dưới lên để tránh làm vỡ các bọt khí trong lòng trắng trứng.
- Trong quá trình nướng hạn chế mở cửa lò để tránh bị bay nhiệt ra ngoài. Chỉ mở cửa lò kiểm tra khi đã nướng được 2/3 thời gian.
II. Bánh bông lan bị xẹp, lõm mặt hoặc thắt eo
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do bánh của bạn chưa chín bên trong. Khi mang bánh ra ngoài, phần lõi bánh bị co lại tạo nên hình thắt eo như đồng hồ cát hoặc lõm mặt,… Phần nhân bên trong sẽ còn ướt, bị sống ở bên trong nhìn không hề đẹp mắt.
Cách khắc phục
- Kiểm tra xem nhiệt độ nướng đã đúng hay chưa. Mỗi lò nướng có một nhiệt độ khác nhau, mỗi khuôn khác nhau lại có thời gian nướng khác nhau vì vậy bạn cần đảm báo bánh của bạn được nướng ở nhiệt độ phù hợp.
- Nếu lò của bạn đã có nhiệt độ chính xác, bạn có thể nướng thêm 5-10 phút nữa. Bởi còn tùy thuộc lò của bạn sẽ có phần thanh nhiệt trên hay dưới chênh lệch nhiệt độ
- Một trường hợp khác chính là lấy bánh ra khỏi lò quá đột ngột. Khi đang nướng ở nhiệt độ cao, nếu đột ngột lấy bánh ra khỏi lò ngay, có thể khiến bánh bị “sốc nhiệt”. Phương án cho bạn chính là sau khi bánh chín, hãy mở hé cửa lò và để bánh trong lò thêm khoảng 10 phút trước khi đem bánh ra ngoài.
III. Bánh bông lan có mùi tanh của trứng
Có hai lý do khiến cho bánh còn mùi tanh của trứng chính là bánh chưa chín hẳn hoặc bạn đã sử dụng vanilla chưa đủ để khử mùi tanh.
Cách khắc phục
- Nếu bánh chưa chín, bạn có thể cho vào lò nướng thêm 5-10 phút nữa cho bánh chín hẳn
- Thêm vanilla để khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên nếu sử dụng vanilla bột thì bạn nên sử dụng 1/3 hoặc 1/4 lượng tinh chất vanilla thôi vì vanilla bột khi sử dụng nhiều sẽ khiến cho bánh của bạn bị đắng.
- Nếu bạn đã cho lượng vanilla thích hợp thì đừng lo lắng. Bánh sẽ thơm hơn khi nguội dần đó nha.
IV. Bánh bị tràn khỏi khuôn, nứt và cháy mặt
Đây là lỗi khá thông dụng và phổ biến khi nướng bánh. Nguyên nhân của việc tràn khỏi khuôn do bạn đổ quá nhiều bột, sau khi nướng phần bánh nở ra sẽ tràn ra ngoài. Bánh bông lan nứt và cháy do nhiệt độ lò quá cao hoặc do bạn đã để phần bánh quá gần thanh nhiệt. Khiến bánh nở nhanh và bị cháy.
Cách khắc phục
- Chỉ nên đổ phần bột 2/3 khuôn bánh để khi nướng bánh sẽ nở đều và đẹp nhất.
- Trong trường hợp nhiệt độ cao khiến bánh bị tràn, nứt mặt thì bạn có thể hạ nhiệt độ 5-10 độ so với công thức.
- Thanh nhiệt trên dưới của lò không đều, bạn có thể hạ khay bánh xuống nấc thấp nhất để nướng. Tránh trường hợp mặt bánh tiếp xúc quá gần với thanh nhiệt trên làm cho bánh bị nứt mặt, cháy không hề đẹp mắt.
V. Bánh lấy ra bị dính vào khuôn, không nguyên vẹn
Nếu bánh của bạn bị dính chặt vào khuôn thì nguyên nhân chính là do bạn chống dính khuôn chưa tốt. Phần bánh bị dính vào thành gây khó khăn khi gỡ bánh. Thậm chí bánh bị dính lại, mất hình dạng khi lấy ra.
Cách khắc phục
- Bạn nên lót giấy nến vào đáy khuôn để chống dính
- Nếu không sử dụng giấy nến, bạn có thể dùng bơ, dầu ăn quét 1 lớp mỏng lên thành khuôn để chống dính. Sau đó rắc một lớp bột thật mỏng để chiếc bánh được chống dính một cách tốt nhất.
- Nếu bánh vẫn bị dính thì đừng nóng vội. Bạn hãy chờ đến khi bánh nguội, phần bánh hơi co lại sẽ dễ dàng để lấy ra hơn lúc nóng nhé.
IV. Phần mứt, quả, hạt bị lặn xuống đáy
Nếu bạn là một người thích độ chua và mùi thơm của các loại trái cây khô tự nhiên trong bánh như nho khô, việt quất khô, hạnh nhân…thì chắc hẳn sẽ biết rằng, bánh sẽ rất ngon khi các loại quả khô dàn trãi khắp bánh và dễ dàng bắt gặp hương vị thơm ngon đó. Tuy nhiên, trong khâu làm bánh, rất hay mắc phải trường hợp trái cây lặn cả xuống dáy bánh khiến bánh mất ngon. Nguyên nhân chính là những loại trái cây này quá nặng hoặc bột lỏng khiến cho trái cây chìm hẳn xuống dưới.
Cách khắc phục
- Với những công thức sử dụng mứt quả, hạt khô bạn nên xử lý phần trái cây khô đó trước nhé. Hãy rửa sạch phần trái cây khô sau đó để ráo nước. Sau đó xốc trái cây với một chút bột khô sau đó mới nhẹ nhàng trộn trái cây vào hỗn hợp nhé.
Nguồn: amivn