Mẹ mang thai cần lưu ý gì cho chế độ dinh dưỡng trong việc phòng chống Covid

1350 lượt xem
08/06/2020

Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 đã có dấu hiệu suy giảm thế nhưng việc tăng cường đề kháng vẫn là điều mà mọi người cần quan tâm và chú trọng nhất, đặc biệt là những người Mẹ đang mang thai. Chế độ dinh dưỡng như thế nào mới đủ – đúng – hợp lý …

Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 đã có dấu hiệu suy giảm thế nhưng việc tăng cường đề kháng vẫn là điều mà mọi người cần quan tâm và chú trọng nhất, đặc biệt là những người Mẹ đang mang thai.

Chế độ dinh dưỡng như thế nào mới đủ – đúng – hợp lý để tăng đề kháng trong những ngày mùa dịch chưa chấm dứt? Mẹ và Món Ngon Mỗi Ngày hãy cùng tìm hiểu một số kiến thức từ các chuyên gia dinh dưỡng để giúp Mẹ luôn khỏe mạnh, tránh mắc bệnh, đồng thời bảo vệ thai nhi, giúp Bé yêu nhà mình phát triển tối ưu sau khi sinh ra nhé!

Mẹ khi đang mang thai cần ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất để tăng đề kháng – Ảnh: vinamilk

Những chất dinh dưỡng mà Mẹ mang thai cần chú trọng để tăng đề kháng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Mẹ khi đang mang thai cần ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Trong đó, chất đạm, chất xơ, Vitamin và khoáng chất giúp xây dựng hệ miễn dịch, tăng đề kháng cho Mẹ, phát triển trí não của Bé.

Đạm

Trong bối cảnh Covid-19, nhu cầu Đạm của Mẹ cần phải tăng lên khoảng 15gr mỗi ngày, vì Đạm tham gia trực tiếp vào quá trình cấu tạo tế bào – là thành phần quan trọng của các hoóc môn, enzym giúp sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn. Hơn nữa, chúng còn giúp điều hòa hoạt động chuyển hóa, duy trì cân bằng dịch thể, vừa để xây dựng, phát triển cơ thể và trí não Bé, vừa đảm bảo hoạt động các cơ quan của Mẹ.

Có 2 nhóm cung cấp Đạm chính gồm: đạm động vật (như sữa, trứng, thủy sản, tôm, cua, cá, ốc… ) và đạm thực vật (như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc,…).

Kết hợp đạm động vật và đạm thực vật giúp Mẹ mang thai sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn – Món Canh tôm mọc hạt sen

Chất xơ

Mặc dù chất xơ không cung cấp năng lượng, không được tiêu hóa hấp thu ở ruột non nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các Mẹ đang mang thai ăn ngon miệng hơn, lợi nhuận tràng, giải độc cơ thể, giảm táo bón, làm nhẹ các dấu hiệu nghén, giảm lượng Cholesterol trong máu, các bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết… và đặc biệt là tham gia quá trình trao đổi chất với các loại Vitamin (C, A, B1, B3, B6,…) tạo nên chất kháng sinh cho cơ thể, hạn chế lây nhiễm dịch bệnh khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Mẹ có thể cung cấp đủ chất xơ bằng cách ăn nhiều rau (rau diếp xoăn, bí đỏ, và nhiều loại rau lá xanh khác…), trái cây, khoai, ngũ cốc, măng tây, yến mạch, atisô, sữa…

Axit folic

Mẹ mang thai phụ dễ bị thiếu Axit folic vì chúng dễ bị hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng mặt trời, dẫn đến giảm kháng thể, dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bữa ăn của Mẹ cần đảm bảo đủ Axit folic cho Mẹ trước và trong khi mang thai với các thực phẩm như: thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành… Ngoài ra, Axit folic còn giúp làm giảm nguy cơ khuyết tật ở trẻ và ngăn ngừa nguy cơ sinh non.

Axit folic từ thịt bò, rau xanh, củ cải giúp tăng kháng thể cho thai nhi  – Món Canh đuôi bò củ cải

Canxi

Canxi là chất rất quan trọng cho quá trình phát triển xương của thai nhi, cơ thể đủ Canxi giúp Bé tăng trưởng chiều cao và làm giảm nguy cơ loãng xương ở người Mẹ sau này. Đồng thời, Canxi còn có vai trò không thể thiếu trong việc điều hòa khả năng miễn dịch, góp phần giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Các loại hải sản, sữa, sữa chua… là những thực phẩm giàu Canxi, vừa có đầy đủ vitamin D3 và K2, vừa dễ hấp thu giúp xương chắc khỏe, thai nhi phát triển. Ngoài ra, sữa còn chứa nhiều dưỡng chất khác như DHA, Cholin, góp phần tăng cường trí não cho con.

Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể sử dụng hiệu quả Canxi và Phốt pho để hình thành và duy trì hệ xương, răng và giảm tình trạng trẻ còi xương ngay trong bụng Mẹ. Hơn nữa, loại Vitamin này còn rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ miễn dịch. Mẹ mang thai nếu thiếu Vitamin D khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến đề kháng yếu, tăng nguy cơ nhiễm virus và bệnh cúm.

Mẹ có thể dùng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin D như dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan, sữa… hoặc tổng hợp vitamin D dưới da dưới tác động của ánh nắng mặt trời vào lúc sáng sớm.

Sắt

Khi mang thai, Mẹ cần đảm bảo cơ thể đủ Sắt, vì Sắt sẽ cùng với Protein tham gia tạo hồng cầu, phòng thiếu máu, xây dựng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, lượng Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng được nhu cầu trong suốt thời gian mang thai, nên ngoài việc ăn uống thực phẩm chứa nhiều Sắt như sữa, huyết, gan, hải sản, thịt bò, cá thu, trứng, đậu, rau xanh… thì Mẹ nên uống bổ sung 30-60 mg Sắt mỗi ngày.

Mẹ nên bổ sung món chứa sắt như gan, bò,… xây dựng hễ miễn dịch cho cả Mẹ và thai nhi – Món Gan bò xào thơm cà

DHA

DHA là thành phần chủ yếu của các Axit béo omega-3 có trong hải sản – mang đến sự hỗ trợ đáng kinh ngạc cho hệ thần kinh và miễn dịch cho Mẹ và cho thai nhi. DHA khi vào cơ thể giúp cân bằng và tạo ra phản ứng kháng viêm, làm dịu hệ miễn dịch và giúp duy trì sự hoạt động cân bằng, đồng bộ và chính xác cần thiết cho sức khỏe của thai nhi trước và cả sau khi sinh.

Vì thế, nếu Mẹ mang thai ăn nhiều thực phẩm giàu DHA như sữa, cá hồi… sẽ có thể giúp Bé thông minh, thị giác tốt, hệ tim mạch khỏe mạnh, đề kháng tốt và ít mắc các bệnh cảm cúm hơn.

Ngoài những dưỡng chất trên, để góp phần tăng sức đề kháng phòng tránh Covid một cách hiệu quả, Mẹ mang thai nhớ kết hợp thêm một số mẹo:

  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.
  • Không nên làm việc quá sức hoặc thức quá khuya.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng, áp lực hay cáu gắt.
  • Tránh ăn thực phẩm chưa chín và không an toàn, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa như món tái sống, cá biển loại lớn, lươn…
  • Tránh thực phẩm đóng gói sẵn hoặc tẩm ướp màu không đảm bảo.
  • Không uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
  • Tránh thức ăn có quá nhiều đường và muối.

Mẹ nhớ lưu lại những mẹo nhỏ này vào sổ tay dinh dưỡng của mình và đừng quên áp dụng vào bữa ăn hằng ngày của mình để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trong mùa dịch bệnh nhé!

Món Ngon Mỗi Ngày chúc Mẹ và cả nhà luôn khỏe mạnh nè!

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Hãy vào bếp và thử ngay món bánh xếp Gyoza Nhật Bản cùng Ajinomoto để chiêu đãi cả gia đình nhé!

Gyoza là một trong những món ăn nổi tiếng trong nền ẩm thực của Nhật Bản với phần nhân rau củ và thịt được bọc bên ngoài lớp bột mỏng, tương tự như món sủi cảo

Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu các thực phẩm phù hợp để cung cấp năng lượng cho cơ thể và khiến bạn cảm thấy ấm áp trong thời tiết chuyển đông này nhé!

Sự kết hợp tuyệt vời của mì gói, trứng gà, bắp, hành lá và một chút béo béo thơm nhẹ từ Xốt Mayonnaise Aji-mayo® Vị Nguyên Bản; sẽ là món ngon cho bé yêu nhà mình

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày lưu lại hơn 20+ món Thái ngon dễ nấu, cả nhà mình nhất định phải thử trong những ngày lạnh hay ngày mưa nè!

Để chọn được đậu xanh chất lượng, thơm bùi, dưới đây là một số bí kíp bạn có thể áp dụng:

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày học ngay cách bảo quản đậu xanh hiệu quả mà không lo bị mối mọt nhen

Tại sao nghêu lại được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu xem nhé!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Trung bình Trung bình
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
27 Phút
4 Người
Dễ Dễ
30 Phút
4 Người
Dễ Dễ
17 Phút
0 Người
Dễ Dễ
20 Phút
0 Người
Dễ Dễ
35 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.