Ba loại rau có vị đắng nhưng dã tật rất hiệu quả

2152 lượt xem
11/08/2020

Từ xa xưa, để tránh mắc những bệnh cảm cúm do thời tiết ông bà ta thường dùng các loại “thuốc đắng” để “dã tật”. Và đến ngày nay, phương pháp này vẫn được áp dụng một cách hiệu quả và tuyệt vời nhất trong việc giúp cả nhà giải nhiệt, giải cảm trong mùa …

Từ xa xưa, để tránh mắc những bệnh cảm cúm do thời tiết ông bà ta thường dùng các loại “thuốc đắng” để “dã tật”. Và đến ngày nay, phương pháp này vẫn được áp dụng một cách hiệu quả và tuyệt vời nhất trong việc giúp cả nhà giải nhiệt, giải cảm trong mùa hè nắng nóng, thời tiết chuyển mùa như thế này.

Trong bài viết này, cả nhà hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tham khảo ngay ba loại rau có vị đắng nhưng dã tật hữu hiệu nhé!

Khổ qua

Khổ qua (còn gọi là mướp đắng, lương qua) có tính hàn, vị đắng. Theo Đông y, trái khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc,…

Protid và Vitamin B17 trong khổ qua có chức năng nâng cao hệ miễn dịch –  Món Khổ qua xào chả cá

Sở dĩ, trái khổ qua có vị đắng là do có chứa Alcaloid và Glycosid.  Alcaloid có nhiệm vụ kích thích thần kinh vị giác, tăng sự thèm ăn, tăng nhu động ruột, giúp ích tiêu hóa. Glycosid là một hợp chất bao gồm Momordicin và các Vitamin B1, C, các Axit amin như Adenin, Betain, Insulin,… những chất này có tác dụng thúc đẩy phân giải đường, làm giảm lượng đường huyết và chuyển hóa phần đường thừa đó thành năng lượng cho cơ thể. Nhờ đó chúng cũng giúp cả nhà cân bằng chất béo trong cơ thể và đặc biệt là giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, trong trái khổ qua còn có Protid và Vitamin B17 – những chất này sẽ có chức năng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, phòng chống ung thư. Vị đắng đặc thù này cũng có thể điều hòa thân nhiệt cơ thể, giải nhiệt chống say nắng trong những ngày hè.

Ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu (còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu) là một loại thảo dược tính ấm, vị đắng, đặc biệt có mùi hơi hăng nồng có công dụng giúp cơ thể điều hòa khí huyết, lợi tiểu, kháng khuẩn, sát trùng, an thai, đau bụng do giun đũa và giảm đau nhức hiệu quả.

Mùi hăng, vị đắng của ngải cứu có công dụng giúp cơ thể điều hòa khí huyết – Món Trứng chiên ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng là do chúng chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng các hoạt chất gồm:

  • Flavonoid – giúp điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày và hành tá tràng, giúp cơ thể điều hòa các quá trình chuyển hóa, chống lão hóa, làm bền thành mạch máu, và giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Các Axid amin như Cholin, Adenin – giúp dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, cải thiện hoạt động não, tăng cường trí nhớ, ngừa căn bệnh gan nhiễm mỡ và các bệnh về gan khác.

Ngoài ra, chất đắng trong măng tây còn có một số thành phần hoạt tính là Artabsin, Anabsinthin – những chất này giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngăn cản những loại vi khuẩn có hại từ trong không khí bên ngoài môi trường.

Măng tây

Măng tây có vị đắng nhẹ, tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt và được xem là một loại rau “cao cấp” nhờ chính dinh dưỡng của chúng mang lại cho sức khỏe con người. Cụ thể, nhờ hàm lượng nước cao và các khoáng chất như Canxi, Photpho,… và lượng đáng kể hợp chất Nito là Asparagin – rất hữu ích cho sự xây dựng, phân chia, phục hồi các tế bào cơ thể.

Vị hơi đắng của măng tây có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa huyết áp – Món Nấm đùi gà kho măng tây

Vị hơi đắng của măng tây chính là chất Potassium và Folate, có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa huyết áp, giúp tim khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể mau phục hồi. Hai chất Potassium và Folate khi kết hợp với chất xơ còn có thể giúp cơ thể tự giải tán những con mầm gây bệnh như: Cholesterol xấu trong máu và chất Saponin – chất có hại trong đường tiêu hóa.

Một số chất chống oxy hóa gọi là Glutathione trong măng tây cũng có thể giúp chị em phụ nữ bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời, ngăn chặn quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.

Ngoài ra, măng tây còn cung cấp hàm lượng Cacbohydrate có tên là Inulin – chất này quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành chức năng tốt,  tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Lactobacilli và Bifidobacteria. Vitamin K giúp tăng cường sức khỏe của xương và giúp quá trình đông máu nhanh hơn.

Mặc dù vị hơi đắng chút xíu nhưng toàn là những loại rau quả ngon và bổ dưỡng thôi Mẹ nhỉ? Áp dụng cho những ngày thời tiết đang chuyển mùa cùng dịch bệnh, Mẹ nhớ lưu lại công dụng của ba loại rau mà Món Ngon Mỗi Ngày đã gợi ý để áp dụng vào bữa ăn hằng ngày cho gia đình mình Mẹ nhé!

Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh!

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Hãy vào bếp và thử ngay món bánh xếp Gyoza Nhật Bản cùng Ajinomoto để chiêu đãi cả gia đình nhé!

Gyoza là một trong những món ăn nổi tiếng trong nền ẩm thực của Nhật Bản với phần nhân rau củ và thịt được bọc bên ngoài lớp bột mỏng, tương tự như món sủi cảo

Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu các thực phẩm phù hợp để cung cấp năng lượng cho cơ thể và khiến bạn cảm thấy ấm áp trong thời tiết chuyển đông này nhé!

Sự kết hợp tuyệt vời của mì gói, trứng gà, bắp, hành lá và một chút béo béo thơm nhẹ từ Xốt Mayonnaise Aji-mayo® Vị Nguyên Bản; sẽ là món ngon cho bé yêu nhà mình

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày lưu lại hơn 20+ món Thái ngon dễ nấu, cả nhà mình nhất định phải thử trong những ngày lạnh hay ngày mưa nè!

Để chọn được đậu xanh chất lượng, thơm bùi, dưới đây là một số bí kíp bạn có thể áp dụng:

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày học ngay cách bảo quản đậu xanh hiệu quả mà không lo bị mối mọt nhen

Tại sao nghêu lại được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu xem nhé!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Trung bình Trung bình
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
27 Phút
4 Người
Dễ Dễ
30 Phút
4 Người
Dễ Dễ
17 Phút
0 Người
Dễ Dễ
20 Phút
0 Người
Dễ Dễ
35 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.