Thực đơn dành cho người tiểu đường trong mùa dịch

2401 lượt xem
23/04/2020

Cả nhà có biết, việc tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, C, D, E, canxi, kẽm, sắt, selen… và bổ sung lợi khuẩn sẽ có lợi cho hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng phòng Covid-19, đặc biệt là những người lớn tuổi đang mắc bệnh tiểu đường không? Cùng Món Ngon …

Cả nhà có biết, việc tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, C, D, E, canxi, kẽm, sắt, selen… và bổ sung lợi khuẩn sẽ có lợi cho hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng phòng Covid-19, đặc biệt là những người lớn tuổi đang mắc bệnh tiểu đường không?

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày sắp xếp ngay một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường trong những ngày mùa dịch này ngay nhé!

Chế độ ăn dinh dưỡng bao gồm những gì?

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cần đa dạng, đủ bữa, đủ chất và cân đối, giàu chất xơ, hạn chế thực phẩm làm tăng lượng đường huyết và cần ưu tiên chọn lựa các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Cần chọn rau tươi, trái cây vừa chín tới, ít bột, ít ngọt cho người mắc bệnh tiểu đường – Ảnh: cpcs

Bữa ăn trong ngày cần phân bố hợp lý với ba bữa chính kèm một đến hai bữa phụ. Bữa chính nên cách bữa phụ hai đến ba tiếng và ăn đúng giờ. Trong đó, 50-60% năng lượng từ bột đường, 14-20% năng lượng từ chất đạm, 20-25% năng lượng từ chất béo. Không nên ăn bơ, mỡ thịt, da, nội tạng, dầu cọ, dầu dừa… Để giúp ổn định đường huyết, cần tăng cường rau củ, trái cây tươi và nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt để có thể nhận đủ 20-22g chất xơ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cả nhà cũng cần lưu ý chọn rau tươi, trái cây vừa chín tới, ít bột, ít ngọt. Chia đều lượng trái cây và rau củ theo tỷ lệ 300-400 gam rau củ và 200-300 gam trong các bữa ăn để giúp làm chậm hấp thu đường. Hạn chế các cách chế biến như hầm nhừ, nghiền (xay) nhuyễn, ép lấy nước hay nướng.

Thực đơn gợi ý dành cho người mắc bệnh tiểu đường

  • Bữa sáng

Bữa sáng chính là bữa quan trọng nhất trong ngày do cơ thể cần nạp năng lượng sau đêm dài và người bị tiểu đường rất cần ăn sáng đầy đủ để không bị hạ đường huyết.

Món Bánh cuốn nhân cá hồi

Món Bún bò giò heo

Món Cháo yến mạch thịt bò

Món Há cảo

Thực đơn sáng có thể thay đổi đa dạng trong tuần như bánh ướt chả thịt, bánh canh thịt heo, phở gà, há cảo, hoành thánh, cơm hoặc cháo gạo lứt hay yến mạch… Bún, miến, phở thuộc nhóm tinh bột có chỉ số đường huyết trung bình và thấp nên có thể dùng trong bữa sáng. Hạn chế bánh mì trắng, xôi nếp, cà phê có đường, đồ ngọt… và nên dùng nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen, yến mạch… vì chúng chứa nhiều chất xơ.

  • Bữa trưa và bữa tối:

Bữa trưa và bữa tối cũng cần đa dạng và đổi khẩu vị, tập trung chủ yếu vào các món mặn, rau, canh và tráng miệng để cân bằng giữa đạm từ động vật và thực vật.

Chất bột đường nên chọn loại có hàm lượng chất xơ cao, ví dụ như gạo ít chà xát, gạo mầm, gạo lứt….

Món Cơm gạo lứt trộn

Món Nấm xào bí ngòi

Món Canh cá hồi nấu nấm

Món Lẩu sữa đậu nành hải sản

Món mặn nên là những món từ thịt, cá, tôm, trứng, hải sản, đậu đỗ, đậu hũ, nấm… Đạm ở các thực phẩm này tốt hơn so với từ thịt đỏ, chất đạm này sẽ giúp tạo kháng thể cho hệ miễn dịch và còn chứa nhiều các dưỡng chất quý như kẽm, sắt… vì vậy nên dùng ít nhất ba lần cá mỗi tuần.

Chất béo cần hấp thụ là omega-3 và omega-6 từ nguồn dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ), cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá thu,…) và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hướng dương, đậu phộng, hạt điều…). Những thực phẩm này không chỉ cung cấp chất đạm mà còn giàu omega-3, DHA giúp cân bằng hệ miễn dịch, ổn định huyết áp và giảm biến chứng tim mạch.

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong bữa trưa, chiều bằng các loại rau củ, trái cây để vừa giúp cung cấp đủ chất vừa đỡ ngán. Các loại rau lá màu xanh đậm, củ quả màu đỏ, cam, vàng, giá đỗ… giàu vitamin E và tiền vitamin A giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, làm chậm lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể chống các bệnh nhiễm khuẩn và virus. Vitamin C có nhiều trong bông cải, ớt chuông, họ cam quýt, bưởi, táo, dâu, kiwi, ổi, thanh long… cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài rau củ nấu canh, có thể chế biến thêm các món salad trộn, rau củ luộc hoặc nấu thành các món lẩu, xào thập cẩm.

  • Bữa phụ

Bên cạnh các bữa chính, cả nhà nên chọn sữa hoặc sữa chua không đường kèm trái cây hay hạt ngũ cốc. Tất cả đều là những thực phẩm lý tưởng cho các bữa phụ.  Cụ thể, sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, có lợi hệ miễn dịch trong việc tăng sức đề kháng và đặc biệt là giảm tình trạng loãng xương.

Tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, cả nhà nhớ cùng Món Ngon Mỗi Ngày lựa chọn đúng thực phẩm, áp dụng đúng thực đơn để đảm bảo sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình mình nhé! Chúc cả nhà luôn vui!

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

Ăn rau xanh không chỉ có nhiều chất xơ, Vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể; mà còn vô cùng hiệu quả trong việc thanh nhiệt và hỗ trợ làm đẹp da, giữ gìn vóc dáng.

Halloween đến, cả nhà hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày khám phá thêm về những món ăn đặc trưng trong ngày lễ này ở các gia đình phương Tây nhé!

Để giúp Mẹ dễ dàng hơn trong việc đi chợ cũng như mang lại những món gà thơm ngon, dinh dưỡng nhất; hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày học nhanh vài mẹo đơn giản khi mua gà này nha!

Để dễ dàng phân biệt được các loại măng phổ biến có thể ăn được, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hội chị em “ghiền trà sữa” ơi, còn chần chờ chi mà không làm thử ngay Brulee trà sữa đi nào! Sự hòa quyện vị thanh ngọt thanh trà của Trà sữa Royal "Blendy", lớp vỏ bí đỏ sữa cùng lớp đường caramel tưởng như mình đang được ở một nhà hàng Pháp trứ danh luôn đó!

Món sườn kho thì đậm đà bắt cơm, món cải hấp thì thanh mát nhẹ nhàng, món canh cá chua chua ngọt ngọt thêm bắt vị; Món Ngon Mỗi Ngày nghĩ rằng bữa tối nay xem chừng Mẹ lại phải nấu nhiều cơm hơn bình thường đấy nhé!

Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu lại cách rửa thịt gà sao cho đúng nhất để có một bữa ăn ngon và trọn vẹn dinh dưỡng nhất nhé!

Để có món măng ngon mà an toàn, hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày học 6 cách rửa măng tươi vô cùng đơn giản trong bài viết này nha!

Áp dụng những công thức này, không chỉ mang lại thật nhiều dinh dưỡng, nhiều món ăn ngon cho cả nhà trong thực đơn mỗi ngày; mà còn giúp Mẹ giảm cân đó nha!

Công thức làm món măng xào, măng kho, canh măng, lẩu măng hay thậm chí là măng trộn đều có hết nha! Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày lưu lại ngay hơn 20+ công thức làm các món ăn ngon nhất từ măng nhé!

Nghe đến cái tên phổ tai đã lâu, nhưng có rất nhiều người vẫn chưa biết thực chất phổ tai chính là nguyên liệu vô cùng quen thuộc mà ta có thể thấy trong những bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Thêm một món cá cơm chiên nhanh gọn đơn giản, đủ rau đủ cá mà Mẹ co thế áp dụng làm món ăn vặt dinh dưỡng cho Bé “kén ăn” nhà mình đây Mẹ ơi!

Công thức bạn có thể thích

4 Người
Dễ Dễ
27 Phút
4 Người
Dễ Dễ
30 Phút
4 Người
Dễ Dễ
17 Phút
0 Người
Dễ Dễ
20 Phút
0 Người
Dễ Dễ
35 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Trung bình Trung bình
60 Phút
4 Người
Trung bình Trung bình
45 Phút
4 Người
Dễ Dễ
30 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.