21 cách khắc phục lỗi thường gặp khi nấu ăn và làm bánh
11/09/2018
Làm thế nào để chữa một món ăn quá chua? Làm thế nào để chữa món mỳ pasta khi lỡ nấu quá chín? Hay làm thế nào để nướng bánh chín mềm, nở đều, không lõm? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này, các chị em nội trợ nào còn chưa biết …
Làm thế nào để chữa một món ăn quá chua? Làm thế nào để chữa món mỳ pasta khi lỡ nấu quá chín? Hay làm thế nào để nướng bánh chín mềm, nở đều, không lõm? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này, các chị em nội trợ nào còn chưa biết thì tham khảo ngay nhé!
Khắc phục lỗi nấu ăn: Tùy từng loại đồ ăn sẽ có những cách chữa khác nhau, bạn có thể chọn một trong những cách được gợi ý dưới đây.
Món ăn quá mặn: đối với các món soup hay canh, nếu bạn lỡ tay cho quá mặn thì hãy chữa ngay bằng cách thêm nước, giấm táo, nước cốt chanh hoặc khoai tây.
Món ăn quá cay: bạn có thể thêm sour cream, mayonnaise, sữa chua không đường, gạo, quinoa hoặc đường.
Món ăn quá ngọt: Thêm nước chanh hoặc các chất béo như dầu olive, quả bơ. Lưu ý là không nên thêm muối nhé!
Món ăn quá chua: cách chữa món ăn quá chua chính là thêm đường, mật ong hoặc cắt vài khúc cà rốt để chúng hút hết vị chua.
Món ăn bị nát: Khi chiên xào, bạn lật hoặc đảo qua đảo lại khiến thức ăn bị nát. Để không bị nát bạn không nên lật quá nhiều, quá sớm, phải để chảo đủ nóng và đảm bảo đủ lượng dầu thì mới lật nhé!
Món ăn quá nhiều nước: Thay vì lỡ tay đổ quá nhiều nước vào món ăn, bạn xử lý bằng cách đổ bớt nước ra, thì bạn có thể cho thêm một chút đồ ăn vào để đảm bảo không phải bỏ các chất và gia vị đã tiết ra và có trong nước không bị lãng phí nhé!
Đồ chiên không giòn: Để đồ ăn có độ giòn thì tốt nhất bạn nên chiên ở nhiệt độ 160 -200 độ C. Ngoài ra, dùng chảo có đáy lõm, diện tích nhỏ và lượng dầu đảm bảo đủ để gần ngập đồ ăn sẽ làm món ăn giòn hơn.
Trứng luộc khó bóc vỏ: Ngay khi luộc trứng xong, bạn ngâm ngay trứng vào 1 tô nước lạnh sẽ dễ bóc vỏ hơn đấy.
Mỳ pasta nấu sao cho dai ngon: Khi luộc mỳ, bạn nên cho một chút muối để sợi mỳ dai hơn. Dầu trong chảo phải đủ nóng bạn mới cho mỳ vào xào.
Khắc phục lỗi làm bánh:
Bánh chín không đều: Để bánh chín đều các mặt bạn khởi động và làm nóng lò trước 15 phút rồi mới cho bánh vào nướng.
Bánh bị nứt: Bánh bị nứt là nguyên do của nhiệt độ lò quá cao, bạn nên chú ý nhiệt độ lò trước khi nướng bánh. Phần bánh nứt, khô cứng trên mặt bánh bạn có thể cắt bỏ, dùng kem whipped cream và một ít trái cây sẽ tạo cảm giác bánh mềm hơn.
Bánh bị khô: Nếu bánh quá khô, hãy tạo một vài lỗ nhỏ trên mặt bánh rồi quét chút mứt hoặc siro lên.
Nướng bánh không đều màu: Khi nướng bánh bạn nên chú ý nhiệt độ và phải đảm bảo là bánh được đặt giữa lò.
Bánh quy bị nở quá nhiều: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chính là bột làm bánh hoặc trứng có thể không được tươi, mới. Hoặc bơ không được để ở nhiệt độ phòng trước 1 giờ (không cho vào lò vi sóng).
Bánh có vị lạ: có thể là do hỗn hợp làm bánh không được căn đong đúng tỷ lệ. Tốt nhất là bạn nên dùng dụng cụ đo lường để đảm bảo chính xác.
Đánh lòng trắng trứng không bông: Để lòng trắng trứng được bông đều bạn nên dùng trứng mới và ở nhiệt độ phòng (không nên dùng trứng đã được bảo quản trong tủ lạnh). Dụng cụ đánh trứng phải khô, đánh theo một chiều và tốc độ đều, không quá nhanh cũng không quá chậm.
Bánh bị lõm ở giữa: Bánh bị lõm là do thiếu bột nở hoặc dùng bột nở không đúng chất lượng. Lò nướng cũng phải đảm bảo đủ nhiệt độ và không mở lò khi đang nướng.
Bánh quá cứng hoặc quá dai: không đánh nguyên liệu với tốc độ quá nhanh theo nguyên tắc là trộn nguyên liệu có nước trước rồi mới trộn nguyên liệu khô.
Bánh quy quá cứng: Nên quét một lớp dầu ăn hoặc dầu mềm lên khay trước khi nướng. Ngoài ra, nếu khay nướng có màu tối thì nên giảm nhiệt độ xuống khoảng 4 độ C.
Bảo quản bánh quy bị ỉu, mềm: Bánh quy khi vừa nướng xong phải đảm bảo nguội hẳn mới cho vào hũ kín. Không để bánh mới và cũ trộn lẫn nhau. Bánh ỉu có thể làm giòn lại bằng cách nướng 5 phút ở 150 độ C.
Socola nấu chảy nhưng bị vón cục: Khi nấu socola, bạn cho vài giọt dầu ăn thì socola sẽ không bị vón cục nữa.